Đối với việc mỗi nhà trồng một vài cây ăn quả hay trồng cây ăn quả có múi thì kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc sẽ không quá phức tạp. Tuy nhiên nếu bà con muốn cho ra những quả có năng suất cao và ít sâu bệnh thì sẽ cần lưu ý một vài kỹ thuật trồng cây ăn quả quan trọng. Đặc biệt là đối với những bà con trồng cây ăn quả với số lượng lớn: nhãn, quýt, cam, xoài, bưởi, sầu riêng, ổi,…. Bài viết dưới đây VTC Holdings sẽ chia sẻ cho bà con quy trình trồng cây ăn quả đúng kỹ thuật và mang lại hiệu quả cao.
Đất trồng
Cần xử lý kỹ đất trồng cây ăn quả, xử lý các loại nấm bệnh về tuyến trùng. Nếu là loại đất dùng để tái canh hoặc chuyển đổi giống cây trồng mới. Thì cần có thời gian để phơi đất cho đất nghỉ ngơi và trải qua khoảng 2-3 vụ màu trước khi trồng lại những loại cây trồng lâu năm khác.
Bà con cũng có thể bón lót thêm phân chuồng hay những loại phân hữu cơ sinh học, nấm đối kháng Trichoderma kết hợp với cày xới để làm tăng độ mùn và những vi sinh vật có ích cho đất.
Bên cạnh đó bà con cũng cần tiến hành để đo độ pH trong đất và điều chỉnh. Để bảo đảm được độ pH năm ở mức trung tính, không được quá chua hay quá kiềm. Bởi vì đều ảnh hưởng đến cây trồng.
Đào và xử lý hố trồng cây ăn quả
Còn tùy thuộc vào mỗi loại cây ăn quả lâu năm mà bà con cần đào kích thước hố sao cho phù hợp. Tuy nhiên, kích thước chung của hố trồng các loại cây ăn quả thường sẽ có chiều dài, rộng và sâu là 60x60x60 cm hoặc có thể là 80x80x80 cm.
Bà con nên để đất thành hai lớp đất phần đất trên mặt và phần đất ở phía dưới. Phần đất ở trên mặt bà con nên trộn chung với phân để bón lót cho cây. Còn phần đất ở dưới bà con nên đắp xung quanh để tạo bồn có đường kính từ 1 đến 1.3 mét.
Bà con cần chú ý với mỗi loại cây ăn quả cần một kích thước thích hợp để cây có thể phát triển. Do vậy bà con cần xác định mật độ trồng cây ăn quả hợp lý và khoảng cách giữa các cây trồng sao cho phù hợp.
Quy trình trồng cây ăn quả
Bà con dùng các dụng cụ trong nông nghiệp như cuốc, xẻng… để khơi lỗ vừa đủ ở chính giữa hố trồng cây. Độ sâu sẽ bằng chiều cao của bầu ươm, và chiều rộng sẽ lớn hơn bầu ươm cây một chút.
Đối với bầu ươm cây con, tùy vào loại giá thể. Mà bà con sẽ tiến hành cắt bầu theo nhiều cách khác nhau. Miễn là không làm bể bầu, động rễ.
Ví dụ đối với giá thể sơ dừa, khi cây đã ra nhiều rễ (ươm trên khoảng 6 tháng). Thì bà con có thể cắt bỏ túi nilon bên ngoài trước khi đặt chúng vào trong hố. Đối với những giá thể từ đất, cây sẽ ra ít rễ hơn, hoặc bầu ươm làm bằng chậu nhựa… Thì bà con nên cắt đáy trước, rồi đặt vào hố trồng sau đó mới cắt dọc theo bầu để rút được phần túi nilon hay chậu nhựa ra. Vừa rút nhưng cũng vừa lấp đất và nén nhẹ nhàng xung quanh để tránh làm bể bầu.
Chăm sóc cây trồng
Bón thúc cho cây
Sau khi bà con trồng khoảng 1 đến 2 tháng thì cây bắt đầu bén rễ và xuất hiện các chồi non, lá non. Lúc này bà con nên tiến hành bón thúc để kích thích cho cây phát triển.
Bón thúc bằng phân đạm hoặc những loại phân NPK có tỷ lệ N-P cao dùng để pha loãng tưới vào gần gốc cây hay bà con cũng có thể bón kết hợp cùng với tưới để giúp cho phân tan vào đất tránh được những lãng phí. Mỗi cây trồng bà con nên bón khoảng từ 0,5kg phân và chia đều thành 5-10 đợt trong năm đầu.
Tuy nhiên bà con nên lựa chọn những loại phân hữu cơ sinh học. Hạn chế nhất có thể việc sử dụng phân hóa học sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như môi trường.
Tưới nước
Bà con nên thường xuyên giữ ẩm cho cây trồng từ 20 ngày đến 1 tháng để cây có thể hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Sau đó sẽ tuỳ vào thời tiết nắng hay mưa mà chống hạn hoặc chống úng cho cây phù hợp. Bên cạnh đó bà con cần cắm cọc cố định vào thân cây giúp cho cây sống sót cũng như phục hồi nhanh, tránh được tình trạng gãy mắt ghép, hay gãy ngọn và động rễ.
Cắt tỉa cành tạo tán
Xử lý sâu bệnh
Bao quả
Để làm tăng chất lượng mẫu mã, ngăn ngừa các sâu bệnh hại. Bà con cũng có thể dùng loại bao quả chuyên dụng để bao quả từ khi quả còn nhỏ. Tùy vào những loại cây mà bà con lựa chọn loại bao quả cho phù hợp. Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại bao quả.
Tuy nhiên khuyến khích bà con lựa chọn bao giấy để vừa đảm bảo được an toàn cho quả tránh sâu bệnh mà còn làm giảm ô nhiễm môi trường.
Kết luận
Trên đây là cách trồng cây ăn quả. Tuy nhiên dựa trên từng loại cây ăn quả khác nhau mà bà con sẽ có cách chăm sóc khác nhau đảm bảo được năng suất cho cây. Hy vọng qua bài viết đã cho bà con biết được quy trình trồng cây ăn quả đúng kỹ thuật cũng như hiệu quả cao để bà con có thể áp dụng thành công vào vườn cây của mình.
Các câu hỏi thường gặp
Bao lâu thì bón thúc cho cây?
Sau khi bà con trồng khoảng 1 đến 2 tháng thì cây bắt đầu bén rễ và xuất hiện các chồi non, lá non. Lúc này bà con nên tiến hành bón thúc để kích thích cho cây phát triển.
Chăm sóc cây ăn quả gồm những cách nào?
- Bón thúc cho cây
-Tưới nước
-Cắt tỉa cành tạo tán
-Nhổ cỏ dại
-Xử lý sâu bệnh
-Bao quả
Khi nào thì tỉa cành cho cây ăn quả?
Khi cây đạt được chiều cao 0,7m đến 1m thì nên tỉa ngọn và nuôi khoảng 3 đến 5 cành khỏe mạnh cũng như cân đối nhất.
Bài viết liên quan: