Bệnh thán thư trên cây cà phê: Triệu chứng và cách trị

Cây cà phê là một trong các loại cây kinh tế của Việt Nam. Cây cà phê có điều kiện sinh trưởng và phát triển khá khác biệt và không phải bất kỳ khu vực nào cũng có thể trồng được. Và được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc trồng cây cà phê gặp nhiều khó khăn bởi xuất hiện nhiều loại bệnh xâm hại, làm ảnh hưởng đến năng suất của cây. Đặc biệt là bệnh thán thư trên cây cà phê, không chỉ xuất hiện ở loại cây này mà còn ở những loại cây trồng khác.

bệnh thán thư trên cây cà phê

Để có thể đặc trị được bệnh này, bà con cần tìm hiểu nguyên nhân và cách trị bệnh. Cùng VTC Holdings tìm hiểu tại bài viết sau đây.

Bệnh thán thư là gì?

Bệnh thán thư là loại bệnh hại thường xuyên xuất hiện ở nhiều cây trồng, đặc biệt là cây có múi. Nó thường gây hại trên nhiều bộ phận của cây như lá; chồi non; cành; quả non. Mặt khác, bệnh thán thư là bệnh do nấm gây bệnh Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens gây ra.

bệnh thán thư là bệnh gì

Bệnh xuất hiện vào cuối thời kì gió mùa và gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất; chất lượng cây trồng. Trên lá, bệnh tạo thành các đốm màu nâu, khô, hình hơi tròn, vết bệnh phát triển lớn lên; và liên kết nhau làm khô cháy một mảng lá; lá vàng úa và rụng; cây sinh trưởng kém.

Triệu chứng của bệnh thán thư trên cây cà phê

Trên cành

Các vết bệnh bắt đầu là những mảng nhỏ màu nâu hơi lõm ở các nút trung tâm, sau đó lan rộng ra toàn bộ chiều dài của các đốt. Những cành nhỏ đang hóa gỗ thường bị ảnh hưởng bởi bệnh tật. Nếu nghiêm trọng, nó có thể gây ra thiệt hại cho cả cành chính và thân. Vùng nhiễm bệnh chuyển sang màu nâu đen làm cho lá bị rụng, cành khô và chết.

Trên lá

Các vết bệnh bắt đầu như những mảng màu nâu đen hình tròn, cuối cùng mở rộng và tạo thành các vòng đồng tâm. Nếu các vết bệnh nghiêm trọng, chúng sẽ hợp nhất lại thành các mảng khô có màu nâu sẫm hoặc nâu đen.

Trên trái

Bệnh thường ảnh hưởng ở giai đoạn quả trưởng thành, xung quanh cuống quả, hoặc ở chỗ tiếp xúc giữa hai quả (những nơi dễ bị đọng nước). Vết bệnh bắt đầu là một chấm đen hình tròn nhỏ hơi lõm, sau đó lan dần trên vỏ và ăn sâu vào nhân làm cho quả bị thối, khô đen và rụng sớm.

triệu chứng bệnh thán thư trên cây cà phê

Cách trị bệnh thán thư

Biện pháp canh tác

Không trồng cà phê quá dày, thường xuyên cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, cành nằm sâu trong tán lá không có khả năng cho trái… tỉa bớt cây che bóng trong mùa mưa để vườn cà phê luôn thông thoáng, khô ráo, hạn chế sự phát sinh, phát triển, lây lan và gây hại của nấm bệnh.

Phải bón phân đầy đủ và cân đối giữa đạm, lân và kali.

Cuối cùng, việc kiểm soát các nguồn gốc bệnh là một phần quan trọng của việc trị bệnh thán thư. Nếu các cây cà phê bị bệnh thán thư, nên chú ý đến việc kiểm soát các nguồn gốc bệnh, như các cây gần đó hoặc các vật nhập vào, để tránh lan truyền bệnh.

Biện pháp sinh học

Sử dụng VTC VACIN 2 với thành phần từ thiên nhiên, vừa tiêu diệt được nguồn bệnh mà còn đảm bảo được an toàn khi sử dụng.

vtc vacin 2

THÀNH PHẦN – Berberine clorid: 25,1 mg/lít; Tanin: 81,68g/lít; Độ Ph: 5,14.
CÔNG DỤNG

  • Quản lý bệnh Thán thư, thối hoa, thối trái, thối rễ, cháy lá, vàng lá.
  • Quản lý bệnh nứt thân xì mũ
  • Quản lý bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi.
  • Quản lý chết nhanh chết chậm trên tiêu.

HƯỚNG DÂN SỬ DỤNG

  • Phòng ngừa: Pha 50 -100 ml VTC Vacin 2 với 20 lít nước phun và tưới gốc.
  • Đặc trị: Pha 100 ml VTC Vacin 2 với 20 lít nước phun và tưới gốc. Lặp lại 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 2-4 ngày.
    > “Lắc đều trước khi sử dụng”

Cách chăm sóc cây cà phê để tránh bệnh thán thư

Sau khi tiến hành phòng và trị bệnh thán thư, bà con nên chú ý chăm sóc cây cà phê theo một số nội dung cụ thể như sau:

  • Tiến hành cắt tỉa cành cho cây cà phê sau khi thu hoạch khoảng 10-20 ngày.
  • Thường xuyên dọn vệ sinh và tiến hành rửa vườn cà phê để tiêu diệt mầm bệnh và nấm hại còn sót lại trong đất.
  • Bón phân cho cà phê định kỳ theo đúng hướng dẫn.
  • Cung cấp nước tưới cho cây: cần chú ý không nên tưới quá sớm hoặc quá muộn sẽ có thể làm ảnh hưởng đến sự phân hóa mầm hoa.

Kết luận

Tóm lại, bệnh thán thư trên cây cà phê là một trong các loại bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất của cây cà phê. Bà con cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức, thực hiện các biện pháp canh tác và biện pháp sinh học. Để có thể tiêu diệt được loại bệnh này. Hy vọng với bài viết trên đã giúp bà con biết được triệu chứng và cách trị bệnh thán thư trên cây cà phê.

Các câu hỏi thường gặp

Khi mắc bệnh thán thư, cây cà phê xuất hiện những triệu chứng nào?

  • Trên cành: Những mảng nhỏ màu nâu hơi lõm ở các nút trung tâm, sau đó lan rộng ra toàn bộ chiều dài của các đốt.
  • Trên lá: Các vết bệnh bắt đầu như những mảng màu nâu đen hình tròn, cuối cùng mở rộng và tạo thành các vòng đồng tâm.
  • Trên trái: Vết bệnh bắt đầu là một chấm đen hình tròn nhỏ hơi lõm, sau đó lan dần trên vỏ và ăn sâu vào nhân làm cho quả bị thối, khô đen và rụng sớm.

Cách để trị bệnh thán thư?

  • Không trồng cà phê quá dày
  • Thường xuyên cắt tỉa những cành bị sâu bệnh
  • Phải bón phân đầy đủ và cân đối giữa đạm, lân và kali
  • Kiểm soát các nguồn gốc bệnh Sử dụng biện pháp sinh học

Có những cách chăm sóc nào cho cây cà phê để tránh được bệnh thán thư?

  • Tiến hành cắt tỉa cành cho cây cà phê sau khi thu hoạch khoảng 10-20 ngày.
  • Thường xuyên dọn vệ sinh và tiến hành rửa vườn cà phê.
  • Bón phân cho cà phê định kỳ theo đúng hướng dẫn.
  • Cung cấp nước tưới cho cây

5/5 - (1 bình chọn)