Cách Nhận biết độ độc trên nhãn thuốc trừ sâu

Thuốc trừ sâu là loại thuốc thường được sử dụng trong canh tác nông nghiệp để diệt trừ sâu hại. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều hay lạm dụng thuốc trừ sâu thì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường tự nhiên. Bài viết dưới đây VTC Holdings sẽ chia sẻ cho bà con cách để nhận biết độ độc trên nhãn thuốc trừ sâu.

cách nhận biết độ độc trên nhãn thuốc trừ sâu

Thuốc trừ sâu là gì?

Thuốc trừ sâu là một trong những loại thuốc BVTV, các hợp chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay những tổng hợp hóa học được dùng ở trong nông nghiệp nhằm để phòng chống các đối tượng làm gây hại cho cây trồng chẳng hạn như cây ăn quả có múi, cây ăn quả và nông sản ở trên đồng ruộng, vườn tược và kho tàng thì được gọi là thuốc bảo vệ thực vật.

thuốc BVTV là gì

Phân loại thuốc trừ sâu

Phân loại dựa theo cách xâm nhập của thuốc vào cơ thể dịch hại

  • Thuốc vị độc: Gây độc thông qua đường tiêu hóa
  • Thuốc tiếp xúc: Gây độc thông qua da, qua vỏ cơ thể
  • Thuốc xông hơi: Gây độc thông qua đường hô hấp…

Phân loại thuốc theo nguồn gốc và thành phần hóa học có:

  • Thuốc hóa học tổng hợp hữu cơ
  • Thuốc hóa học vô cơ
  • Thuốc thảo mộc…

Quy định độ độc của thuốc trừ sâu

Việt Nam hiện đang áp dụng nguyên tắc phân loại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.

LD50 (trên chuột) cấp tính của thành phẩm (mg/kg).

quy định độ độc của thuốc BVTV

Băng màu: Theo quy định thì nhãn thuốc phải có băng màu tương ứng với độc ở trong thuốc.

  • Nhóm Ia, Ib: Băng màu đỏ (code PMS red 199C)
  • Nhóm II: Băng màu vàng (code PMS yellow C)
  • Nhóm III: Băng màu xanh biển (code PMS blue 293 C)
  • Nhóm IV: Băng màu xanh lá (code PMS green 347 C)

Đối với nhóm độc loại 1 (vạch đỏ) thường là những loại thuốc diệt cỏ, trừ những loài động vật bậc cao như chuột, sóc,….Ở Việt Nam hiện đã cấm sử dụng loại này.

Đối với thuốc độ độc loại 2 (vạch màu vàng) thường là những loại thuốc như thuốc diệt cỏ, trừ sâu hóa học, trừ bệnh hóa học có nồng độ cao. Đối với những loại thuốc có vạch màu vàng nên sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc vì rất dễ làm gây ảnh hưởng đến da, mặt, và gây mẫn cảm.

Thuốc có độ độc loại 3 và loại 4 thường là những dòng thuốc có độ độc nhẹ: thuốc sinh học, thuốc chiết xuất từ thảo mộc và có mức độ độc thấp và có thể sử dụng ở trong hộ gia đình; rau sạch, hoa kiểng.

Giải pháp an toàn nhất là nên dùng các dòng kích kháng sinh học giúp làm tăng sức đề kháng ở cây trồng và chống lại những loại nấm bệnh. Và sử dụng thường xuyên sẽ giúp cây của bạn hạn chế nấm bệnh tấn công.

Các hình tượng biểu thị độ độc trên nhãn thuốc trừ sâu (theo quy định của Việt Nam)

các hình tượng biểu thị độ độc trên nhãn thuốc

Nguyên tắc sử dụng thuốc trừ sâu

Khi sử dụng thuốc trừ sâu, bà con cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng:

Đúng thuốc

Mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ trừ được một vài dịch hại nhất định, nhất là loại thuốc có tính chọn lọc. Yêu cầu cần phải chọn đúng đối tượng phòng trừ, trong đó nên ưu tiên những loại thuốc trừ đặc hiệu và các thuốc phải có tác dụng tương tự.

Đúng lúc

Đây là lúc dịch hại dễ mẫm cảm cũng như dễ chết nhất (sâu còn nhỏ tuổi, sâu lột xác, trứng nở hay vừa bệnh mới xuất hiện, cỏ mới mọc…). Khi cây cũng như thiên địch an toàn nhất và đúng vào những thời điểm ở trong ngày tốt nhất: trời quang khô ráo, ít gió, tránh những lúc nắng to…

Đúng liều lượng và nồng độ

Mỗi loại thuốc trừ sâu cũng đều có quy định sử dụng nồng độ và liều lượng trừ dịch hại đạt được hiệu quả cao, an toàn đối với người dùng và cây trồng. Liều lượng này thường được tính bằng gam, kg hoạt chất a.i hay thuốc thương phẩm cho một đơn vị diện tích hoặc thể tích nhất định.

nguyên tắc 4 đúng

Đúng cách

Mỗi loại thuốc thương phẩm thường sẽ có kỹ thuật sử dụng riêng nhất thiết cần phải tuân thủ.

Với loại thuốc bột: Yêu cầu phải phun hay rắc đều ở trên diện tích quy định. Trường hợp thuốc bột ít, thì có thể trộn thêm đất bột hay cát khô để rắc cho đều.

Với loại thuốc phun dạng lỏng: Yêu cầu cân đong pha chế cho cẩn thận, đổ thêm ít nước vào bình rồi khuấy đều cho tan sau đó đổ hết lượng nước quy định. Khi phun cần phun kỹ, và đều cũng như tập trung vào nơi có dịch hại.

Kết luận

Tóm lại, Thuốc trừ sâu là loại thuốc tuy diệt được những mầm bệnh gây hại, nhưng chúng cũng gây ảnh hưởng lớn đến con người và môi trường. Bà con cần lưu ý sử dụng thuốc vừa đủ và phù hợp để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bà con biết được mức độ độc hại trên nhãn thuốc trừ sâu để sử dụng chúng một cách cẩn thận hơn.

Các câu hỏi thường gặp

Nhãn thuốc có màu xanh biển hay xanh lá có độc hay không?

Thuốc có độ độc loại 3 và loại 4 thường là những dòng thuốc có độ độc nhẹ: thuốc sinh học, thuốc chiết xuất từ thảo mộc và có mức độ độc thấp và có thể sử dụng ở trong hộ gia đình; rau sạch, hoa kiểng.

Có bao nhiêu màu tương ứng với độ độc của thuốc?

-Nhóm Ia, Ib: Băng màu đỏ (code PMS red 199C)

-Nhóm II: Băng màu vàng (code PMS yellow C)

-Nhóm III: Băng màu xanh biển (code PMS blue 293 C)

-Nhóm IV: Băng màu xanh lá (code PMS green 347 C)

Có mấy nguyên tắc sử dụng thuốc trừ sâu?

-Đúng thuốc

-Đúng lúc

-Đúng liều lượng và nồng độ

-Đúng cách

4.8/5 - (5 bình chọn)