Chắc hẳn bà con cũng biết được những lợi ích to lớn của khi biết cách sử dụng phân bón thông thường cũng như phân bón hữu cơ sinh học. Chúng không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng, mà còn cải tạo đất, bảo vệ được môi trường cũng như an toàn cho sức khỏe của con người.
Tuy nhiên bà con cần bón phân sao cho hợp lý để tránh tình trạng bón phân quá dư thừa gây lãng phí nguồn phân bón. Qua bài viết dưới đây VTC Holdings sẽ hướng dẫn cho bà con cách sử dụng phân bón hữu cơ sinh học sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
Lợi ích của việc bón phân hữu cơ
Nâng cao độ phì, làm đất tơi xốp
Khi bón phân hữu cơ, với tác động của độ ẩm và nhiệt độ, các hydrat cacbon sẽ phân giải chậm thành chất mùn, axit humic và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Thời gian phân hủy có thể kéo dài từ vài ngày cho đến vài tháng. Còn tùy chất liệu của phân là gì và điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường đất như thế nào. Nhờ các chất hữu cơ, đất trở nên tơi xốp hơn, làm tăng khả năng thấm thoát nước, giúp cho bộ rễ phát triển mạnh mẽ.
Hạn chế xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng
Những chất hữu cơ này làm đất tơi xốp hơn, nhờ vậy sẽ làm tăng được khả năng thấm và thoát nước cũng như giữ các chất ở dạng ion hoặc phân tử dưới dạng các liên kết bền vững. Việc bón phân như rơm rạ, thân xác hoặc bã thực vật còn ngăn được dòng chảy của nước mưa khi trời mưa lớn và đất có độ dốc cao.
Làm sạch nguồn nước
Các chất hữu cơ thường hút, hoặc giữ lại những chất hòa tan độc hại có ở trong nước như H2S, các dư lượng phân hóa học Nitrat, Sunfat, Clor… Dưới những tác động của nhiệt độ, độ ẩm, ôxy… các chất độc này sẽ dần dần phân hủy thành các chất ít, hoặc không gây độc hại cho con người và động vật.
Nếu không có các chất hữu cơ, thì những chất độc hại sẽ hòa tan vào dòng nước và trôi tự do. Sau đó thấm xuống các tầng nước sâu hoặc chảy ra ao hồ, sông, suối…
Giảm sâu, bệnh hại
Việc thâm canh cao độ sẽ làm cho cây phát triển nhanh hơn về sinh khối như cành khỏe, lá rậm rạp, dễ gây thu hút các loại côn trùng đến phá hoại. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại nấm bệnh hại phát triển trên các bộ phận của cây như rễ, thân, lá, cành, trái… gây ra các bệnh trên cây như bệnh thán thư, đạo ôn,…
Khi bón nhiều phân hóa học, lá cây sẽ thường to và mỏng hơn nên dễ bị sâu hại ăn lá và các loại nấm bệnh phá hại. Phân hữu cơ sẽ giúp các bộ phận cành lá của cây cứng cáp hơn, lá dày. Khả năng chịu đựng các điều kiện thời tiết bất lợi cũng tốt hơn, do vậy cây ít bị sâu bệnh gây hại.
Tốt cho sức khỏe con người và động vật nuôi
Phân hữu cơ không gây ô nhiễm môi trường. Phân hữu cơ và các vi sinh vật có lợi trong đất sẽ là nhà máy chế biến lại các chất độc hại như H2S, CO2, NH3, CH4… thành những hợp chất không độc hại, nguồn nước sẽ sạch hơn và an toàn đối với con người và gia súc.
Cách sử dụng từng loại phân hữu cơ hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều loại phân hữu cơ với cách sử dụng và công dụng khác nhau. Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng chúng, mời bà con tham khảo bài viết: Các loại phân bón hữu cơ phổ biến – Ưu nhược điểm từng loại
Phân hữu cơ truyền thống
Phân hữu cơ truyền thông là loại phân có nguồn gốc hữu cơ từ chất thải động vật, rác thải thực vật, bùn…, và được ủ theo phương pháp truyền thống. Đối với loại phân này, cần phải ủ cho hoai mục mới sử dụng được. Bà con cũng có thể dùng thêm một số vi sinh vật như Trichoderma, EM để làm giảm quá trình phân hủy, làm tăng hiệu quả sử dụng.
Sử dụng loại phân truyền thống này sẽ đạt được hiệu quả nhất khi bón lót vào đất, trước khi trồng cây khoảng 15 ngày. Vì loại phân này thường phân hủy chậm, tan lâu nên cần bón trước vào đất, đợi sau 15 ngày để các chất dinh dưỡng trong phân tan ra trong đất cây sẽ dễ dàng hấp thụ hơn.
Khi bón bà con có thể rải theo hàng, bón vào trong hố đất, xới đất lên trộn đều hoặc xới đất lên rải khắp bề mặt rồi sau đó lấp đất lại.
Phân hữu cơ chế biến
Kỹ thuật bón phân hữu cơ chế biến (phân compost, phân ủ dưới dạng công nghiệp,…) trong canh tác nông nghiệp hữu cơ thường rất đơn giản. Có thể sử dụng cho cả bón lót và bón thúc cho cây. Đó là loại phân bón được chế biến từ những nguyên vật liệu có nguồn gốc hoàn toàn từ hữu cơ.
- Có thể bón lót theo hàng, bón vào từng gốc cây hoặc rải đều trên mặt đất rồi mới xới đất vùi xuống. Nếu sử dụng để bón lót khi làm đất trước gieo trồng bà con cũng có thể rải đều lên mặt đất.
- Bón thúc: Nên bón phân theo chiều rộng của tán cây bằng việc đào rãnh hoặc rải đều trên mặt đất sau đó cày vùi xuống đối với những cây trồng lâu năm. Còn đối với những loại cây ngắn ngày thì chủ yếu bón thúc nên bón sớm để có hiệu quả tốt hơn.
Phân hữu cơ sinh học
Phân bón hữu cơ sinh học là phân bón được điều chế bằng các phương pháp sinh học và pha trộn nhiều loại nguyên liệu sinh học khác nhau để có thể tăng hiệu quả sử dụng.
Phân bón sinh học có thể bón thúc, bón lót và phun lên lá cây
- Đối với những cây lâu năm khi bón lót bà con cũng nên trộn với đất. Sau đó cho vào hố trồng hoặc có thể đào rãnh xung quanh hố để sau này khi cây lớn lên. Rễ non mọc ra kịp thời hấp thụ được chất dinh dưỡng. Và khi đó phân bón đã tan hoàn toàn thấm vào trong đất ở dạng dễ hấp thụ.
- Đối với bón thúc thì bà con nên đào rãnh xung quanh tán cây sau đó trực tiếp rải lên hoặc lấp đất lại.
Phân hữu cơ vi sinh
Những vi sinh vật có lợi trong đất thường có ở phân bón hữu cơ vi sinh. Khi đưa các vi sinh vật này vào, các chất dinh dưỡng có trong đất sẽ được phân giải thành dạng chất dễ hấp thụ. Bên cạnh đó những vi sinh vật này cũng bảo vệ bộ rễ, không để rễ cây bị nấm bệnh gây hại, cũng như tuyến trùng tấn công.
Phân vi sinh vừa có thể dùng cho bón lót hoặc bón thúc. Nhưng với những loại cây ngắn ngày nên sử dụng bón lót để cây kịp hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Cách bón lót: Có thể rải theo hàng trên mặt đất hoặc vùi chúng vào trong đất. Trong những lổ chuẩn bị trồng cây.
- Cách bón thúc: Với cách này chỉ nên áp dụng với các loại cây lâu năm, có thể bón rải trực tiếp mặt đất cách xa gốc, ở ngoài mép tán cây. Vì rễ thường hấp thụ nước và chất dinh dưỡng ở ngoài đầu rễ và chúng hay mọc theo những tán cây.
Phân hữu cơ khoáng
Phân hữu cơ khoáng là loại phân hữu cơ được trộn thêm vào khoảng 8-18% hàm lượng dinh dưỡng dưới dạng vô cơ. Phân hữu cơ khoáng có thể bón được cả bón lót và bón thúc. Vì hàm lượng chất vô cơ trong phân được hấp thụ rất nhanh. Nếu sử dụng bón thúc thì bà con cũng bón tương tự như phân sinh học là đào rãnh ở xung quanh tán cây rồi rải trực tiếp lên hoặc lấp đất lại.
Tuy nhiên bà con không nên sử dụng quá nhiều. Vì trong phân bón hữu cơ khoáng cũng có thành phần hóa học bên trong. Điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng đến vi sinh vật trong đất. Và có thể gây tồn dư các chất vô cơ trong cây.
Kết luận
Tóm lại, để mang lại hiểu quả bón phân cao bà con cần bón sao cho hợp lý, đủ liều lượng và kỹ thuật bón phân đúng. Có như vậy cây trồng mới phát triển khỏe mạnh, năng suất và chất lượng cây tốt cũng như mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Hy vọng qua bài viết trên về cách sử dụng phân bón hữu cơ bà con có thể áp dụng để bón trực tiếp cho cây trồng của mình.
Các câu hỏi thường gặp
Lợi ích của việc bón phân hữu cơ?
-Nâng cao độ phì, làm đất tơi xốp
-Hạn chế xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng
-Làm sạch nguồn nước
-Giảm sâu, bệnh hại
-Tốt cho sức khỏe con người và động vật nuôi
Làm sao để bón phân hữu cơ chế biến hiệu quả?
Có thể bón lót theo hàng, bón vào từng gốc cây hoặc rải đều trên mặt đất rồi mới xới đất vùi xuống. Nếu sử dụng để bón lót khi làm đất trước gieo trồng bà con cũng có thể rải đều lên mặt đất.
Bón thúc: Nên bón phân theo chiều rộng của tán cây bằng việc đào rãnh hoặc rải đều trên mặt đất sau đó cày vùi xuống đối với những cây trồng lâu năm. Còn đối với những loại cây ngắn ngày thì chủ yếu bón thúc nên bón sớm để có hiệu quả tốt hơn.
Cách bón phân hữu cơ vi sinh?
Cách bón lót: Có thể rải theo hàng trên mặt đất hoặc vùi chúng vào trong đất. Trong những lổ chuẩn bị trồng cây.
Cách bón thúc: Với cách này chỉ nên áp dụng với các loại cây lâu năm, có thể bón rải trực tiếp mặt đất cách xa gốc, ở ngoài mép tán cây. Vì rễ thường hấp thụ nước và chất dinh dưỡng ở ngoài đầu rễ và chúng hay mọc theo những tán cây.
Bài viết liên quan: