Bất cứ bà con nông dân nào cũng đều lo lắng khi vườn cây của mình bị bệnh. Hiện nay bệnh thán thư là một loại bệnh rất phổ biến và nó không loại trừ bất kỳ loại cây nào cả. Thậm chí là cây cảnh cũng có thể mắc phải bệnh này. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về bệnh thán thư và cách phòng bệnh kịp thời.
Bệnh thán thư là gì?
Bệnh thán thư là bệnh gây hại lên cây trồng, có thể gây hại trên các bộ phận từ lá, cành, đến chồi non, và quả non. Bệnh gây ra bởi tác nhân do nấm Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens.
Đặc biệt loại nấm này còn gây ảnh hưởng đến những loại thực vật còn lại. Nó gây hại lên cỏ và cây ngũ cốc, trái cây và rau quả, cây họ đậu, cây lâu năm.
Dấu hiệu bệnh thán thư
Trên các bộ phận bị bệnh của cây sẽ có các vết đốm lớn có màu nâu đậm, viền nâu đỏ. Vết đốm từ từ lan rộng ra và có thể tạo ra các vết hoại tử.
Còn những vết bệnh trên lá, khi lật mặt dưới của lá lên có thể thấy xuất hiện các vết bào tử màu đen.
Xoài là loại cây ăn quả bị bệnh thán phổ biến và nặng nề nhất ở tất cả các vùng trên cả nước và qua từng năm. Bệnh sẽ làm lá rụng hàng loạt, nhiều chùm hoa cũng bị rụng hoàn toàn, quả non thì bị rụng, quả lớn bị thối.
Tác hại của bệnh thán thư
Trên các cây như: xoài, vải, chôm chôm, điều… Bệnh sẽ làm hoa bị khô và đen sau đó rụng hàng loạt, còn quả non bị thối và rụng. Đó chính là nguyên nhân làm giảm năng suất của quả.
Đối với những quả đã lớn, bệnh tạo thành các đốm nâu trên vỏ, từ từ ăn sâu vào trong thịt quả, và làm thối một mảng quả, thường thấy trên quả xoài, thanh long, đu đủ…
Ngoài các cây ăn quả, bệnh thán thư còn gây hại lên nhiều loại cây rau màu và cây công nghiệp khác như dưa leo, dưa hấu, đậu tương, ớt, chè, bông vải, cà phê, hồ tiêu…nhiều cây cảnh như cúc, lan, mai vàng…, bệnh này cũng thường gây hại nặng.
Điều kiện phát sinh và phát triển của bệnh
Bệnh thán thư phát triển trong điều kiện có ẩm độ cao, sương mù nhiều. Đặc biệt hơn, bệnh thường phát triển mạnh khi cây vừa ra lá non, hoa và quả non lại gặp thời tiết có ẩm độ cao.
Trong các vườn cây ít được chăm sóc, hoặc chăm sóc không đúng cách như bón phân không cân đối và bón quá nhiều đạm, cành không được tỉa để vườn cây được thông thoáng, ẩm độ của vườn cao và thiếu ánh nắng thì bệnh thường sẽ nặng.
Những vườn bị bọ xít hoặc muỗi gây hại nặng thì tỷ lệ bị bệnh thán thư cũng thường rất cao. Hoặc vườn không được phun thuốc phòng bệnh kịp thời vào lúc cây ra đọt và quả non. Thì bệnh cũng sẽ phát triển, gây hại nặng hơn.
Cách điều trị bệnh thán thư hiệu quả
Tạo tán, tỉa cành
Từ khi cây còn nhỏ cần tạo tán, tỉa cành ngay để cho cây lớn sau này có một bộ cành lá thấp, gọn và phân bố đều các mặt. Để cây nhận được nhiều ánh sáng, vườn cây trở nên thông thoáng, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Cũng như góp phần hạn chế sự phát triển của bệnh.
Vệ sinh vườn cây
Nên cắt bỏ những cành lá và quả bị bệnh để hạn chế được nguồn bệnh tồn tại và lan truyền sang cây khác. Nếu cây bị bệnh nặng trước khi phun thuốc bà con cần vệ sinh vườn, để góp phần nâng cao hiệu quả của thuốc.
Chăm bón đầy đủ
Các cách chăm bón chủ yếu là tưới nước và bón phân giúp cây có thể sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, và tăng sức chống chịu bệnh. Vào mùa mưa không nên để vườn cây quá ẩm thấp, và có biện pháp thoát nước nhanh sau khi mưa lớn.
Bên cạnh đó cần chú ý bón đầy đủ phân và cân đối NPK, và bổ sung các chất trung vi lượng thích hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Ngoài ra, cũng nên bổ sung thêm các chất điều hòa sinh trưởng. Nhằm tăng cường sức đề kháng cho cây, để góp phần hạn chế rõ rệt tác hại của bệnh.
Dùng thuốc trừ bệnh
Khi bệnh phát sinh gây hại cho cây cần dùng thuốc trừ. Hiện nay có nhiều loại thuốc hiệu quả cao với nấm gây bệnh thán thư trên các cây ăn quả. Bà con có thể dùng VTC VACIN 1 đối với lúa và rau màu, VTC VACIN 2 đối với cây ăn quả của VTC Holdings
Cách dùng:
- Phòng ngừa: Pha 50ml – 100ml VTC VACIN 1 với 20 lít nước phun và tưới gốc.
- Đặc trị: Pha 100ml VTC VACIN 1 với 20 lít phun và tưới gốc. Lặp lại 2 -3 lần, mỗi lần cách nhau 2 – 4 ngày.
- Dành cho: Lúa và rau màu.
Ngoài việc trị bệnh thán thư, VTC Vacin1 còn trị được bệnh đóm vằn và bạc lá.
Cách dùng:
- Phòng ngừa: Pha 50ml – 100ml VTC VACIN 1 với 20 lít nước phun và tưới gốc.
- Đặc trị: Pha 100ml VTC VACIN 1 với 20 lít phun và tưới gốc. Lặp lại 2 -3 lần, mỗi lần cách nhau 2 – 4 ngày.
- Dành cho: Cây ăn trái.
Kết luận
Tóm lại, đối với cây trồng thì bệnh nào cũng nguy hiểm và ảnh hưởng đến năng suất của cây. Bà con cần lưu ý thường xuyên theo dõi và chăm sóc vườn của mình để có thể đưa ra giải pháp xử lý kịp thời và tránh lây lan ra cả vườn cây. Hy vọng bài viết trên về bệnh thán thư là những thông tin hữu ích dành cho bà con.
Câu hỏi thường gặp
Bệnh thán thư là gì?
Bệnh thán thư là bệnh gây hại lên cây trồng, có thể gây hại trên các bộ phận từ lá, cành, đến chồi non, và quả non. Bệnh gây ra bởi tác nhân do nấm Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens.
Dấu hiệu bệnh thán thư là gì?
Trên các bộ phận bị bệnh của cây sẽ có các vết đốm lớn có màu nâu đậm, viền nâu đỏ. Vết đốm từ từ lan rộng ra và có thể tạo ra các vết hoại tử. Còn những vết bệnh trên lá, khi lật mặt dưới của lá lên có thể thấy xuất hiện các vết bào tử màu đen.
Bài viết liên quan: