Cách làm phân bón hữu cơ tại nhà Đơn giản và Tiết kiệm

Hiện nay phân hữu cơ là cách tối ưu nhất để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng mà vẫn đảm bảo được an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng và môi trường. Có nhiều cách để làm phân bón hữu cơ tại nhà đơn giản.

cách làm phân bón hữu cơ tại nhà

Từ làm phân hữu cơ tại nhà vừa an toàn, tiết kiệm được nhiều chi phí mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Bài viết dưới đây VTC Holdings sẽ hướng dẫn cho bà con cách làm phân bón hữu cơ tiết kiệm nhất.

Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

Thùng chứa chuyên dùng ủ phân có nắp đậy như: các loại thùng xốp, thùng nhựa, gỗ, lu nhựa,… tùy vào lượng rác thải của từng gia đình mà chọn kích thước của thùng to nhỏ khác nhau. Tiếp đến bà con tạo khoảng 4 đến 5 lỗ ở dưới đáy thùng để có thể thoát nước và 1 lỗ ở trên thành thùng dùng để kiểm tra nhiệt độ.

Chuẩn bị những dụng cụ dùng để đảo trộn tránh làm dơ tay như cây gỗ dài, gậy, xẻng nhỏ…

Muốn tối ưu hóa tốc độ phân giải trong quá trình ủ phân hữu cơ. Cần phải phối trộn các loại nguyên liệu một cách phù hợp. Có hai loại nguyên liệu hữu cơ gồm nguyên liệu xanh và nguyên liệu nâu. Trong đó, nguyên liệu xanh rất giàu Đạm (N), còn nguyên liệu nâu rất giàu carbon (C) hoặc chất xơ.

chọn nguyên liệu làm phân bón hữu cơ

Nguyên liệu xanh

  • Vụ rau củ quả sống
  • Rau củ quả thối
  • Cỏ mới xén
  • Vỏ trái cây tươi
  • Bã cà phê
  • Bã trà
  • Phân vật nuôi đã được phơi khô và làm cho tơi, nhỏ và càng nhuyễn thì càng tốt.
  • Cành cây tươi
  • Cỏ dại
  • Lá, cành tỉa từ cây cảnh

Nguyên liệu nâu

  • Giấy và cart tông vỏ cây
  • Cành cây khô
  • Vỏ trứng
  • Túi lọc trà
  • Mùn cưa
  • Bã mía
  • Bã phôi nấm
  • Rom ra
  • Lá cây khô
  • Cỏ khô

Một số vi sinh vật có lợi giúp thúc đẩy quá trình phân hủy rác, chuyển hóa chất dinh dưỡng từ khó hấp thụ đến dễ hấp thụ cho cây trồng như Nấm đối kháng Trichoderma và chế phẩm sinh học EM gốc.

Các bước ủ phân hữu cơ

Bước 1: Cho các loại rác vào thùng ủ

Xếp phân nâu và phân xanh xen kẽ nhau theo từng lớp vào thùng ủ. Bằng cách cho khoảng 5-10cm phân nâu. Sau đó rắc đều 1 muỗng trichoderma và 1 muỗng EM lên bề mặt của phân nâu. Tiếp tục cho 1 lớp 5-10cm phân xanh lên rồi lại rắc tiếp trichoderma và EM như vừa rồi. Cứ xếp từng lớp phân nâu và phân xanh xen kẽ với nhau như vậy cho đến khi đầy khoảng 75% thùng ủ thì cuối cùng rải đều một muỗng Trichoderma lên về mặt.

Bước 2: Kiểm tra thùng phân ủ 3 ngày 1 lần

kiểm tra thùng ủ

Nên kiểm tra định kỳ 3 ngày một lần. Bởi vì quá trình phân huỷ các chất này có thể khiến thùng ủ phân nóng lên quá mức. Cần mở nắp thùng, sau đó dùng gậy để đảo đều làm cho không khí được lưu thông, làm thúc đẩy quá trình phân hủy rác thải. Nếu bà con thấy thùng ủ hơi khô thì nên bổ sung thêm các men vi sinh.

Bước 3: Kiểm tra sau 1 tháng

Sau 1 tháng, bà con mở nắp để kiểm tra, đảo trộn lại và xem phân bón ủ đã hoai mục hoàn toàn hay chưa. Nếu thấy phân ủ có màu nâu đen, không xuất hiện mùi hôi thì được xem như ủ thành công phân hữu cơ compost.

Cách thử nhiệt độ trong quá trình ủ không cần nhiệt kế

Nhiệt độ từ 40 đến 60 độ C là lý tưởng để cho những vi sinh vật hoạt động và quá trình phân hủy diễn ra tốt hơn. Vi sinh vật sẽ chết đi và giảm mất độ ẩm cũng như hoạt động kém khi môi trường ủ có nhiệt độ vượt quá mức ngưỡng vừa rồi.

Khi không có nhiệt kế, bà con có thể dùng một nhánh cây tươi cắm vào lỗ đâm đã chuẩn bị ở bên hông thùng ủ. Cắm cây được khoảng 5 hoặc 6 ngày thì rút nhánh cây ra rồi sờ vào đoạn mà nhánh cây đã tiếp xúc mới phân ủ, nếu thấy nhánh cây nóng thì đạt yêu cầu, còn không thì cần bổ sung thêm trichoderma sau đó đậy nắp kín lại tiếp tục ủ.

Lợi ích của việc dùng phân bón hữu cơ

Tạo môi trường tốt cho các vi sinh vật có lợi ở trong đất hoạt động tốt

Phân hữu cơ sau khi phân hủy sẽ cung cấp chất mùn cho đất, độ pH tăng. Độ chua trong đất giảm và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật trong đất phát triển tốt. Việc bổ sung đầy đủ phân hữu cơ ở sau mỗi vụ thu hoạch sẽ làm tơi xốp đất. Các chất mùn ở trong phân hữu cơ sẽ là nguồn thức ăn cho các loại vi sinh vật có ích. Làm số lượng các vi sinh vật có ích tăng đáng kể, và làm giảm các vi sinh vật có hại.

Nâng cao độ phì nhiêu, làm đất tơi xốp

nâng cao độ phì nhiêu làm đât tơi xốp

Khi bón phân hữu cơ, dưới sự tác động của nhiệt độ và độ ẩm. Các hydrat cacbon này sẽ được phân giải dần dần thành mùn, axit humic, các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cây. Quá trình phân hủy này sẽ có thể kéo dài từ vài ngày cho đến vài tháng. Tùy vào loại phân bón và dựa vào điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường đất. Nhờ các chất hữu cơ này, làm đất tơi xốp hơn, tăng được khả năng thấm thoát nước, làm cho bộ rễ phát triển nhiều.

Hạn chế được xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng

Các chất hữu cơ này sẽ làm cho đất tơi xốp hơn, nhờ vậy sẽ làm tăng được khả năng thấm thoát nước và giữ các chất ở dạng ion hoặc các phân tử dưới dạng các liên kết bền vững. Bón phân bằng các loại như thân xác bã thực vật, rơm rạ còn ngăn bớt được dòng chảy của nước khi mưa lớn và đất có độ dốc cao.

Tiết kiệm được nước tưới

Các chất hữu cơ làm hạn chế khả năng thoát hơi nước và giữ độ ẩm tốt. Nhiệt độ trong đất sẽ được điều hòa tốt hơn, không làm đất bị nóng lên đột ngột hay hạ nhiệt độ xuống thấp trong một khoảng thời gian ngắn.

Kết luận

Tóm lại, phân hữu cơ sẽ phát huy được tác dụng của chúng nếu bà con ủ chúng đúng cách. Không những thế, phân bón hữu cơ sẽ còn mang nhiều lợi ích cho nông nghiệp và môi trường. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bà con biết được cách làm phân bón hữu cơ tại nhà đơn giản và tiết kiệm nhất cũng như cách sử dụng phân bón đúng cách trong nông nghiệp. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân bón hữu cơ chẳng hạn như phân bón hữu cơ VTC organic của VTC Holdings mà bà con có thể tham khảo sử dụng.

Các câu hỏi thường gặp

Lợi ích của phân bón hữu cơ là gì?

-Tạo môi trường tốt cho các vi sinh vật có lợi ở trong đất hoạt động tốt

-Nâng cao độ phì nhiêu, làm đất tơi xốp

-Hạn chế được xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng

-Tiết kiệm được nước tưới

Ngoài ra còn nhiều lợi ích khác nữa.

Bao lâu thì kiểm tra được thùng phân ủ?

Nên kiểm tra định kỳ 3 ngày một lần. Bởi vì quá trình phân huỷ các chất này có thể khiến thùng ủ phân nóng lên quá mức. Cần mở nắp thùng, sau đó dùng gậy để đảo đều làm cho không khí được lưu thông, làm thúc đẩy quá trình phân hủy rác thải. Nếu bà con thấy thùng ủ hơi khô thì nên bổ sung thêm các men vi sinh.

Đánh giá