Cách ngừa nấm khuẩn gây hại cây trồng

Hiện nay các bệnh về vi khuẩn, vi rút và nấm đều xuất hiện mạnh mẽ trên cây trồng. Gây thiệt hại lớn về kinh tế. Để biết được cách phòng ngừa và điều trị thì bà con cần hiểu rõ đặc tính của chúng. Bài viết này VTC Holdings xin chia sẻ cách ngừa nấm khuẩn gây hại cho cây trồng để bà con có thể áp dụng trên cây trồng của mình.

ngừa nấm khuẩn gây hại

Khái quát về nấm khuẩn

Nấm khuẩn gây bệnh cho cây trồng là những sinh vật dị dưỡng (các nấm khuẩn này cần nguồn dinh dưỡng bên ngoài mới sinh trưởng và phát triển được), không có sắc tố, diệp lục tố, sống ký sinh ở các bộ phận trên cây và gây bệnh. Nấm khuẩn không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

khái quát về nấm khuẩn

Đặc điểm của nấm khuẩn

Cơ quan sinh trường của nấm có cấu tạo dạng sợi và sinh sản bằng bào tử. Hiện nay có rất nhiều chủng loại nấm, và không phải tất cả các loại nấm khuẩn nào cũng gây hại, có loại nấm thì tốt cho cây, có loại thì không.

Ví dụ như nấm Trichoderma – là một loại nấm đối kháng nó có khả năng kiểm soát và ức chế các loại nấm khác gây bệnh cho cây. Ngoài ra, nó còn khả năng phân hủy cellulase nên chúng thường được ứng dụng trong việc ủ phân chuồng.

nấm trichoderma

Nấm khuẩn hoạt động mạnh khi có độ ẩm cao. Nấm phát triển được trong điều kiện nhiệt độ là 25 – 28 độ C, nhiệt độ thấp nhất là 5 – 10 độ C, cao nhất là 35 độ C. Nếu nhiệt độ vượt quá điều kiện cho phép thì nấm bị tiêu diệt. Độ pH từ 6 – 6,5 là thích hợp.

Nấm bệnh thường tồn tại trong đất, trong những tàn dư sau thu hoạch, trong nước và cả trong không khí. Nấm đất gây bệnh thường tồn tại trong đất trong một thời gian dài kể cả trong điều kiện không có cây ký chủ.

Nấm khuẩn gây hại như thế nào?

Nấm khuẩn có nhiều cách gây hại cho cây trồng như tấn công vào các vết thương trên cây hoặc xâm nhập thẳng vào các mô tế bào non và mềm ở rìa lá, chồi non, gân lá, rễ, thân,… hoặc gây ra các bệnh phổ biến như bệnh thán thư.

Nấm chủ động tấn công vào các mô thực vật để xâm nhập được vào cây trồng chính vì thế nó rất nguy hiểm.

Ở môi trường xung quanh cây, thậm chí là ở trên cây nấm khuẩn gây hại luôn luôn tồn tại và chúng tồn tại dưới dạng bào tử. Khi gặp điều kiện thích hợp, theo gió, nước hoặc côn trùng…, thì các bào tử nấm này sẽ xâm nhập vào và phát triển trên cây trồng.

nấm khuẩn gây hại như thế nào

Bào tử của nấm ký sinh sẽ mọc ra vòi bám. Vòi của nấm đi đến đâu sẽ tiết ra men phân hủy tầng cutin đến đó, vòi hút này đục thủng màng tế bào sau đó hút các chất dinh dưỡng của cây trồng, tạo thành các vết lở loét, làm thối rửa các bộ phận trên cây, khiến cây còi cọc và chết dần…

Những bào tử lớn lên và phát triển thành sợi nấm, sau khi kết thúc kỳ sinh trưởng, sợi nấm này sẽ sinh ra các cơ quan sinh sản, chúng phát triển qua các lỗ khí không thành từng cụm sinh ra bào tử, lại phát tán gây hại ở điểm khác.

Cách ngừa nấm khuẩn gây hại

Vệ sinh đồng ruộng

Sau thu hoạch và trước khi canh tác vụ mới bà con cần thu dọn, tiêu hủy hết tàn dư thực vật, làm sạch cỏ dại vì đây là nguồn lưu tồn đọng và lây lan quan trọng nhất. Thu nhổ và tiêu hủy những cây đã có riệu chứng nhiễm bệnh.

Thoát nước tốt

Đất ướt tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các bệnh ở rễ do các tác nhân gây bệnh còn tồn tại trong đất. Đặc biệt, đất ướt là điều kiện thuận lợi cho các bệnh ở cây con và thối rễ gây ra bởi Pythium và Phytophthora do các tác nhân này thường sản sinh ra các du động bào tử di chuyển được trong môi trường nước.

Làm đất

Đất trồng cần thoát nước tốt, đất tơi và xốp. Và phải cần có thời gian để đất khô hoàn toàn mới tiêu diệt bớt phần nào những sợi nấm trong đất. Khi đất quá ẩm bà con nên đào những rãnh để nước thoát được xuống mương.

làm đất

 

Bên cạnh đó bà con cũng nên bổ sung thêm vôi vào đất để tăng độ pH nhằm làm giảm hoạt động của nấm.

Về phân bón

Sử dụng phân bón N-P-K, tránh để dư thừa N. Nên tăng cường lượng Canxi trong đất để cây hấp thụ dinh dưỡng tốt góp phần làm tăng sức đề kháng cho cây. Dùng phân hữu cơ hoai mục, bởi vì chúng có nhiều vi sinh vật đối kháng làm hạn chế được nguồn bệnh. Khuyến khích dùng các loại phân bón hữu cơ để mang lại hiệu quả cao, mà bảo vệ môi trường.

Về giống

Nên luân canh cây trồng khác họ, dùng giống kháng. Không nên dùng hạt giống có mầm bệnh ( đặc biệt không lấy giống ở ruộng có cây bị bệnh). Cần xử lý hạt giống bằng nước nóng từ 50 độ C trong 25 phút.

Mật độ trồng: Mật độ vừa phải không quá dày để tránh bớt độ ẩm khi lá giao tán.

Biện pháp cơ giới vật lý

Đối với những cây bị bệnh cần nhổ bỏ kịp thời, hạn chế tưới nước, tránh bệnh lây lan trên ruộng. Trong quá trình trồng trọt, chăm sóc cần tránh làm tổn thương rễ của cây.

Biện pháp sinh học

Bà con có thể sử dụng VTC Smart của VTC Holdings dưỡng lá, dưỡng cành, dưỡng đọt, ngừa nấm khuẩn gây hại, cân bằng pH vùng rễ, kháng nấm khuẩn trong đất.

chai VTC-Smart

Sử dụng ở giai đoạn cây con:

  • Tưới gốc: pha 90ml tưới 1000 – 1500 lít
  • Phun: pha 90ml tưới 2000 – 2500 lít

Kết luận

Tóm lại, các loại bệnh trên cây trồng đều ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng thu hoạch được. Gây ảnh hưởng nặng nề đối với nền nông nghiệp. Chính vì vậy bà con cần thường xuyên theo dõi, chăm sóc để tránh trường hợp bệnh xảy ra quá nhanh, bà con sẽ trở tay không kịp. Hy vọng những chia sẻ trên về nấm khuẩn đã cho bà con biết được những đặc tính của nó để có thể xử lý kịp thời.

Các câu hỏi thường gặp

Nấm khuẩn là gì?

Nấm khuẩn gây bệnh cho cây trồng là những sinh vật dị dưỡng (các nấm khuẩn này cần nguồn dinh dưỡng bên ngoài mới sinh trưởng và phát triển được), không có sắc tố, diệp lục tố, sống ký sinh ở các bộ phận trên cây và gây bệnh. Nấm khuẩn không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Làm cách nào để ngừa nấm khuẩn gây hại?

- Vệ sinh đồng ruộng

- Thoát nước tốt

- Làm đất

- Bón phân cân đối

- Chọn giống khỏe

- Sử dụng biện pháp cơ giới vật lý

- Sử dụng biện pháp sinh học

4.7/5 - (4 bình chọn)