Giống như các loại bệnh khác gây hại trên cây trồng, bệnh thán thư thường xuất hiện trên các loại cây như: cây ớt, dưa hấu, sầu riêng, bưởi, cam,… Trong đó, ớt là loại cây gia vị mang lại giá trị kinh tế cao ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế, đem lại lợi nhuận kinh tế cao.
Muốn trồng ớt thành công thì đòi hỏi bà con phải có kiến thức, sự hiểu biết về những kỹ thuật canh tác, hiểu biết về các loại giống, gieo trồng vào đúng thời vụ và nắm bắt tốt thị trường, nhất là vào mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho bệnh thán thư trên ớt phát triển.
Bài viết dưới đây VTC Holdings sẽ chia sẻ cho bà con những thông tin về bệnh thán thư trên cây ớt cũng như cách điều trị ớt bị thán thư.
Bệnh thán thư trên ớt là gì?
Bệnh thán thư trên ớt là loại bệnh gây hại trên cây ớt, chúng có thể gây hại trên các bộ phận từ lá đến cành, chồi non, và quả non. Bệnh thường được gây ra bởi tác nhân Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens.
Trên bộ phận bị bệnh của cây ớt sẽ xuất hiện những vết đốm lớn có màu nâu xẫm và có viền nâu đỏ. Vết đốm sẽ ngày càng lan rộng và có thể tạo ra các vết hoại tử. Đối với các vết bệnh ở trên lá, khi nhìn mặt dưới lá có thể thấy xuất hiện những bào tử có màu đen, chúng nhìn rõ được trên kính lúp.
Nguyên nhân ớt bị thán thư
Nguyên nhân gây ra bệnh thán thư bởi nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh sẽ phát triển mạnh ở trong điều kiện nhiệt độ cũng như ẩm độ cao.
Bào tử nấm được phát tán đi nhờ gió, côn trùng hay nước tưới đặc biệt là kiểu tưới nước rãnh. Bào tử nấm gây bệnh thán thư thường nảy mầm trong nước sau khoảng 4 giờ, nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm bệnh phát triển mạnh là từ 28 – 30 độ C.
Ở nước ta bệnh thán thư gây hại ớt sẽ phát triển mạnh vào từ tháng 5 đến tháng 9. Khi cây ớt đang ở trong thời kỳ thu hoạch quả. Đặc biệt ở những đồng ruộng bị mất cân đối dinh dưỡng, vùng trũng thấp, thoạt nước kém, bón đạm quá nhiều khiến cho bệnh phát sinh ngày một mạnh mẽ, phát triển và gây hại nặng hơn.
Triệu chứng bệnh thán thư trên ớt
Bệnh thán thư thường gây hại trên tất cả bộ phận của cây ớt gồm thân, lá, quả và hạt. Tuy nhiên bệnh sẽ dễ phát triển mạnh cũng như gây hại nặng nề vào giai đoạn khi quả già chín. Khi bệnh vừa phát sinh, lúc đầu vết bệnh sẽ là những đốm đốm nhỏ, hơi lõm xuống dưới, vết bệnh trên quả ớt thường hơi ướt.
Sau một vài ngày vết bệnh sẽ ngày càng lớn dần có dạng hình tròn hay bầu dục dài chạy dọc thân quả, các vết bệnh thường sẽ có kích thước từ khoảng 0,6-1,2cm. Các vết bệnh sẽ có thể sẽ liên kết với nhau làm cho quả bị thối, vỏ sẽ khô lại có màu trắng vàng vàng hơi bẩn.
Trên thân vết bệnh sẽ có hình thoi, hơi lõm xuống, ranh giới giữa các mô bệnh và mô khỏe là một đường màu đen sẫm chạy dọc theo vết bệnh. Trên bề mặt vết bệnh xuất hiện những chấm đen nhỏ.
Nấm gây nên bệnh thán thư có thể gây hại ở trên chồi ngọn, gây hiện tượng làm thối ngọn ớt. Chồi bị hại sẽ có màu nâu đen. Bệnh sẽ phát triển mạnh có thể làm cho cây bị chết dần đi hoặc cây bị còi cọc, chậm phát triển. Trên cây nhiễm bệnh quả thường ít hơn, chất lượng quả kém đi.
Cách trị bệnh thán thư trên cây ớt
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng. Nấm tồn tại ở trên các tàn dư thực vật nên cần thu gom sạch sẽ tất cả các trái bị bệnh đem đi tiêu hủy để hạn chế lây lan bệnh.
Không nên trồng ớt với mật độ quá dày, làm cỏ để cho ruộng ớt được thông thoáng.
Luống trồng ớt phải cao và thoát nước tốt, nên tưới vừa đủ nước.
Nên bón phân cân đối NPK, không bón quá nhiều phân có hàm lượng đạm (N) cao, lá xanh mướt sẽ tạo cho bệnh bệnh phát triển mạnh mẽ hơn, tăng cường việc bón phân hữu cơ hoai mục pha trộn cùng với chế phẩm sinh học Trichoderma cho ruộng ớt. Đặc biệt để có thể bổ sung đầy đủ các nguyên tố vi lượng cho cây ớt bà con có thể sử dụng chế phẩm VTC VACIN 1.
Luân canh cùng với các cây khác họ cà ớt (không nên trồng liền vụ cùng với cây ớt hoặc cây cà, không trồng cây họ cà ớt trong vòng khoảng 2 – 3 năm), đặc biệt hiệu quả nhất là nên luân canh cây ớt cùng với cây lúa nước.
Tránh trồng ớt ở trong mùa mưa. Nếu cây ớt gặp mùa mưa, xem cách để chăm sóc và phòng trừ bệnh thán thư trên ớt vào trong mùa mưa.
Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học của VTC Holdings
THÀNH PHẦN – Berberine clorid: 25,1 mg/lít; Tanin: 81,68g/lít; Độ Ph: 5,14.
- Quản lý bệnh đạo ôn, đốm vằn, cháy bìa lá, vàng lá chín sớm.
- Quản lý bệnh thối rễ, thối nhũn, chết cây con, héo rũ, thán
thư, thối trái ớt…
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
- Phòng ngừa: Pha 50 – 100 ml VTC Vacin 1 với 20 lít nước phun và
tưới gốc - Đặc trị: Pha 100 ml VTC Vacin 1 với 20 lít nước phun và tưới gốc.
Lặp lại 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 2-4 ngày.
Kết luận
Tóm lại, bệnh thán thư sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của cây ớt. Bà con cần quan tâm, thăm vườn thường xuyên và theo dõi tình trạng trên cây ớt của mình để có thể phòng bệnh kịp thời. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bà con biết rõ được bệnh thán thư trên cây ớt, triệu chứng và cách điều trị một cách hiệu quả.
Các câu hỏi thường gặp
Bệnh thán thư trên ớt là gì?
Bệnh thán thư trên ớt là loại bệnh gây hại trên cây ớt, chúng có thể gây hại trên các bộ phận từ lá đến cành, chồi non, và quả non. Bệnh thường được gây ra bởi tác nhân Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens.
Khi bị thán thư cây ớt sẽ có những triệu chứng gì?
Khi bệnh vừa phát sinh, lúc đầu vết bệnh sẽ là những đốm đốm nhỏ, hơi lõm xuống dưới, vết bệnh trên quả ớt thường hơi ướt. Sau một vài ngày vết bệnh sẽ ngày càng lớn dần có dạng hình tròn hay bầu dục dài chạy dọc thân quả, các vết bệnh thường sẽ có kích thước từ khoảng 0,6-1,2cm. Các vết bệnh sẽ có thể sẽ liên kết với nhau làm cho quả bị thối, vỏ sẽ khô lại có màu trắng vàng vàng hơi bẩn. Trên bề mặt vết bệnh xuất hiện những chấm đen nhỏ.
Cách để điều trị bệnh thán thư trên cây ớt?
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng
- Không nên trồng ớt với mật độ quá dày
- Làm cỏ để cho ruộng ớt được thông thoáng
- Luân canh cùng với các cây khác họ cà ớt
- Sử dụng NPK
Bài viết liên quan: