Dưa lê là loại cây ngắn ngày được trồng nhiều ở các vùng quê nước ta. Chúng là một loại quả thuộc họ bầu bí, có nguồn gốc từ Algérie. Dưa lê là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao đang được nông dân nhiều địa phương lựa chọn để trồng. Bởi đây là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, được thị trường rất ưa chuộng, dễ trồng, nhanh thu hoạch. Bài viết dưới đây VTC Holdings sẽ chia sẻ đến bà con cách trồng dưa lê leo giàn hiệu quả.
Chọn đất
Giống cây dưa lê này rất phù hợp khi được trồng ở những nơi có đất thịt pha với đất cát, nhẹ, đất xốp hay đất phù sa. Vì nó sẽ có khả năng điều hòa được nhiệt độ trong đất, thoát nước tốt và giúp giữ được lượng chất dinh dưỡng trong đất. Từ đó, làm thúc đẩy được quá trình sinh trưởng, phát triển, làm tăng được khả năng cho cây nhanh chóng đậu trái, ra quả to đẹp và có chất lượng cao.
Tuy nhiên, sau mỗi lần thu hoạch dưa lê, tránh trồng liên tục bên cạnh đó nên cho đất nghỉ ngơi một thời gian để cho mùa vụ sau đạt được năng suất cao như mong muốn.
Chọn giống
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dưa nhưng phổ biến nhất vẫn là dưa trắng. Ngoài ra còn có các loại dưa khác như dưa lưới, dưa vàng, dưa lưới… Tùy theo mục đích, thời vụ canh tác dưa và điều kiện môi trường mà chọn giống khác nhau cho phù hợp với điều kiện.
Tốt nhất nên chọn những giống dưa sạch bệnh, tỷ lệ nảy mầm cao, chống chịu được sâu bệnh, cho năng suất cao. Để đảm bảo và tránh mua nhầm hạt giống, bạn nên mua hạt giống dưa lưới ở những đại lý hoặc siêu thị phân phối giống cây trồng uy tín.
Cách trồng dưa lê đúng kỹ thuật
Cách ngâm ủ, ươm hạt dưa lê
Làm đất và lên luống
Cách tốt nhất để trồng dưa là không trồng dưa trên những ruộng trước đây đã trồng cà phê, cà tím, ớt, bí, dưa và các loại cây trồng đã khô héo trước đó. Xử lý đất bằng cách rải vôi bột với liều lượng 30-40kg/sào để khử chua và rửa mặn cho đất hoặc sử dụng thuốc trừ nấm Trichoderma để tránh nấm bệnh.
Lên luống ruộng rộng 1,8 – 2m cả rảnh, cao 25 – 30 cm, rãnh rộng 30 – 35 cm. Nâng luống nhẹ nhàng về 2 mép. Sau đó, sử dụng màng phủ nông nghiệp chuyên dùng để chống côn trùng và hạn chế cỏ dại, giữ ẩm cho đất.
Mật độ và khoảng cách trồng dưa lê
Trường hợp bạn thực hiện cách trồng dưa lưới tại nhà theo giàn với lượng giống từ 1 – 1,2kg/ha thì khoảng cách cây cách cây 50cm, hàng cách hàng 1,5m. Nếu trồng dưa lưới dưới đất với cây giống từ 400 – 500 gam/ha thì khoảng cách cây cách cây 50cm, hàng cách hàng 4m.
Cách chăm sóc dưa lê
Bón phân
Đối với phân chuồng: nên bón 500-700 kg/360 m²; phân NPK (16-16-8): từ 18 đến 36 kg/360 m²; Phân Urê: 2 kg/360 m²; Phân Kali: 2 kg/360 m².
- Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng kết hợp với 10-15 kg NPK.
- Bón thúc đợt 1 (sau khi trồng khoảng 15 ngày): Tưới rãnh khoảng 3 đến 5 kg phân NPK.
- Bón thúc lần 2 sau khi cây đã ra hoa rộ: Tưới rãnh 5 đến 7 kg NPK cùng với 1 kg Urê và 1 kg Kali.
- Bón thúc lần 3 (sau trồng cây khoảng 40 ngày): Tưới rãnh từ 5 đến 7 kg NPK kết hợp với 1 kg Urea và 1 kg Kali.
Chăm sóc sau khi trồng

Bấm ngọn, ghim nhánh
Làm giàn

Phòng trừ sâu bệnh
Kết luận
Các câu hỏi thường gặp
Cách ngâm ủ, ươm hạt dưa lê ?
Ngâm hạt dưa trong nước sạch 2-3 tiếng ở nhiệt độ 28-33 độ C để tăng tỷ lệ nảy mầm. Sau đó vớt hạt ra cho vào khăn ẩm rồi ủ từ 24 – 36h hạt sẽ nảy mầm. Về vườn ươm, bạn cần ươm trong khay với thời gian trung bình là 12 ngày. Khi chiếc lá thật thứ hai xuất hiện trên cây, bạn có thể bắt đầu quá trình trồng dưa.
Mật độ để trồng dưa lê là bao nhiêu?
Trường hợp bạn thực hiện cách trồng dưa lưới tại nhà theo giàn với lượng giống từ 1 – 1,2kg/ha thì khoảng cách cây cách cây 50cm, hàng cách hàng 1,5m. Nếu trồng dưa lưới dưới đất với cây giống từ 400 – 500 gam/ha thì khoảng cách cây cách cây 50cm, hàng cách hàng 4m.
Nên chọn loại đất nào để trồng dưa lê?
Giống cây dưa lê này rất phù hợp khi được trồng ở những nơi có đất thịt pha với đất cát, nhẹ, đất xốp hay đất phù sa. Vì nó sẽ có khả năng điều hòa được nhiệt độ trong đất, thoát nước tốt và giúp giữ được lượng chất dinh dưỡng trong đất.
Bài viết liên quan: