Cách trị Sâu Rầy hại cây trồng – Thuốc trừ sâu rầy hiệu quả cao

Các loại bệnh cạnh bệnh do nấm gây hại như: thán thư, đạo ôn, vàng lá chín sớm,… Thì các bệnh do sâu rầy gây hại cũng nguy hiểm không kém. Chúng không chỉ tấn công cây trồng mà còn là trung gian truyền virus sang cây.

Chính vì thế, bài viết này VTC Holdings sẽ giúp cho bà con tìm hiểu rõ, phân biệt các loại sâu rầy cũng như các loại thuốc trừ sâu phổ biến để diệt trừ sâu rầy hiệu quả.

cách trị sâu rầy hại cây trồng

Đặc điểm các loại sâu rầy

Rầy nâu

Rầy nâu thường hút nhựa trong cây lúa để sống, làm cho cây lúa bị vàng hoặc gây chết hoàn toàn. Ngoài ra, ở các vết chích hút và nơi rầy nâu đẻ trứng tạo điều kiện cho các nấm bệnh xâm nhập vào cây trồng.

rầy nâu

  • Trứng rầy nâu sẽ trong suốt, chúng thường đẻ ở bẹ và gân lá.
  • Rầy nâu non mới nở sẽ có màu xám trắng, khi 2-3 tuổi trở lên màu chuyển sang nâu vàng, trong điều kiện mật độ cao thì nó có màu nâu sẫm. Sau 2 lần lột xác thì rầy nâu sẽ mọc cánh.
  • Rầy trưởng thành sẽ có màu nâu tối, phiến mai có màu nâu chè đến nâu đen, thân dài 3,8-4,8 mm, con đực thường nhỏ hơn con cái. Có 2 dạng rầy trưởng thành là rầy cánh dài (cánh phủ toàn thân) và rầy cánh ngắn (cánh phủ 2/3 thân).

Rệp lá

Rệp lá là những con bọ xít rất nhỏ, thường có cánh và có hình dạng giống hạt vừng, miệng được thiết kế để hút nước ép từ thực vật. Chúng sẽ có màu sắc khác nhau tùy theo loài và cây ký chủ.

rệp lá

Rệp lá thường không gây hại gì nhiều cho cây cảnh. Nhưng khi thấy nấm mốc hoặc lá bị cong thì là lúc chúng bắt đầu tấn công và bạn nên dùng thuốc trị sâu rầy ngay lập tức. Về chu kỳ sống:

  • Ở rầy lá con cái có thể sinh sản khi chúng còn non mà không cần phải giao phối.
  • Rệp ngủ thường đông trong trứng và sinh nở vào các tháng mùa xuân.
  • Những con cái phát triển rất nhanh chóng cho các thế hệ tiếp theo và chu kỳ này tiếp tục trong suốt mùa phát triển.

Rầy lưng trắng

Rầy lưng trắng sẽ hút nhựa trong cây lúa để sống ngay đầu vụ. Chủ yếu trong thời gian lúa vừa đẻ nhánh làm đòng. Ngoài việc chúng gây hại trực tiếp cho cây lúa, thì còn là môi giới truyền virus gây bệnh lùn sọc đen phương Nam.

rầy lưng trắng

  • Trứng rầy lưng trắng có dạng hình quả chuối, và đẻ trứng thành từng ổ (mỗi ổ từ 2-7 quả) nằm theo chiều dọc, chìm trong bẹ hoặc ở gân chính của lá. Lúc mới đẻ, trứng có màu trong suốt rồi từ từ chuyển sang màu vàng.
  • Rầy non khi mới nở có màu trắng đục, đến 3 tuổi thì trên lưng xuất hiện các vết hằn.
  • Rầy trưởng thành có màu nâu đen với một vệt màu trắng hoặc vàng chạy dọc từ đỉnh đầu đến mảnh lưng ngực. Mép cánh có chấm đen, còn dọc hai cánh mép ngoài có sọc trắng.

Rầy phấn

Đây là loại sâu bệnh hại trên cây sầu riêng rất phổ biến. Vào giai đoạn ấu trùng và giai đoạn trưởng thành, rầy gây hại bằng cách hút lá non và đọt non, làm cho lá không phát triển được, bị biến dạng, mép lá bị cháy sau đó dần dần khô và rụng.

rầy phấn

Rầy phấn phát triển mạnh vào mùa khô. Lan nhanh từ vườn này sang vườn khác. Vào mùa mưa mật độ lây lan sẽ chậm hơn mùa khô.

Rầy nhảy

Rầy nhảy ít gây hại hơn tuy nhiên chúng có thể gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau như Cây sầu riêng,  Cây măng cụt, Cây mít…

rầy nhảy

Cả rầy trưởng thành và ấu trùng đều gây hại bằng cách hút trên đọt non, lá non, hoa làm cho cây chậm phát triển hoặc là điều kiện cho nấm bồ hóng gây hại.

Tác hại của sâu rầy hại cây trồng

Ruộng bị cháy rầy thành từng mảng, nơi lúa mọc tốt, và rậm rạp hay gần nơi có ánh đèn vào ban đêm. Rầy thường sống và gây hại chủ yếu ở gốc lúa.

Ngoài ra rầy nâu còn truyền các bệnh như bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá và lúa cỏ. Các bệnh này không có thuốc trị. Cả rầy non và rầy trưởng thành đều có thể truyền virus, rầy khi lột xác vẫn truyền bệnh.

rầy hại lúa

Rầy nâu chứa virus, chích hút cây lúa chưa tới 1 giờ thì có thể truyền bệnh sang cho lúa khỏe, 1 cá thể rầy có thể truyền cùng một lúc cả hai bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, cùng một bụi lúa có thể mang hai bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.

Nhưng, cũng trong 1 bụi có thể có chồi bệnh, và chồi không bệnh. Tùy vào giống và thời gian nhiễm bệnh mà thời gian ủ bệnh sẽ dài hoặc ngắn.

Đối với cây trồng, cây bị thiệt hại nặng có lá thưa thớt, lá non rụng nhiều và khô ngọn. Cây không phát triển được dẫn đến ra hoa ít, đậu trái kém, trái bị sượng. Khi rầy tiết ra nhiều chất mật được tạo điều kiện cho nấm bò hóng phát triển làm đen lá, trái.

Ngoài sâu rầy sẽ còn các loại nấm khuẩn gây hại cây trồng khác mà bạn cần biết.

Biện pháp và thuốc trị sâu rầy hiệu quả

Biện pháp

  • Hạn chế trồng giống lúa nhiễm bệnh.
  • Gieo sạ đồng loạt theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.
  • Không sạ, cấy dày lúa.
  • Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, không để lúa chét.
  • Thả vịt để ăn rầy.
  • Nâng mực nước trên ruộng lên để diệt trứng rầy.
  • Thường xuyên thăm đồng nhất là giai đoạn đầu một tháng sau sạ.
  • Chú ý diệt trừ rầy giai đoạn mạ.

Thuốc trừ sâu rầy sinh học hiệu quả

Bởi vì thuốc trừ sâu rất độc, bà con có thể tham khảo sử dụng VTC Shourai có thành phần Capsaicin: 6,30 g/lit, Độ Ph: 5,19 của VTC Holdings.

Chai vtc shourai

Có công dụng: Quản lý các loại sâu rầy hại cây trồng: sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang…Quản lý bọ trĩ, rầy xanh, bọ xít, bọ phấn, bọ nhảy, ruồi đục lá, ruồi đục quả…

Hướng dẫn sử dụng:

  • Phòng ngừa: Pha 50 – 100 ml VTC SHOURAI với 20 lít nước sạch.
    Phun mỗi lần cách nhau từ 10-15 ngày.
  • Đặc trị: Pha 100 ml VTC SHOURAI với 20 lít nước, phun 2-3 lần,
    mỗi lần cách nhau từ 2-4 ngày.

Kết luận

Tóm lại, để phòng trừ được sâu rầy hại cây trồng bà con cần thường xuyên theo dõi ruộng vườn của mình. Thực hiện các biện pháp canh tác. Cũng như sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ triệt để các loại sâu rầy. Hy vọng bài viết trên cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích về sâu rầy hại cây trồng, giúp bà con đưa ra những cách xử lý kịp thời.

Các câu hỏi thường gặp

Rầy nâu là gì?

Rầy nâu thường hút nhựa trong cây lúa để sống, làm cho cây lúa bị vàng hoặc gây chết hoàn toàn. Ngoài ra, ở các vết chích hút và nơi rầy nâu đẻ trứng tạo điều kiện cho các nấm bệnh xâm nhập vào cây trồng.

Rệp lá là gì?

Rệp lá là những con bọ xít rất nhỏ, thường có cánh và có hình dạng giống hạt vừng, miệng được thiết kế để hút nước ép từ thực vật. Chúng sẽ có màu sắc khác nhau tùy theo loài và cây ký chủ.

Rầy lưng trắng là gì?

Rầy lưng trắng sẽ hút nhựa trong cây lúa để sống ngay đầu vụ. Chủ yếu trong thời gian lúa vừa đẻ nhánh làm đòng. Ngoài việc chúng gây hại trực tiếp cho cây lúa, thì còn là môi giới truyền virus gây bệnh lùn sọc đen phương Nam.

5/5 - (4 bình chọn)