Hiện nay, có rất nhiều biện pháp cũng như các loại thuốc để bảo vệ cây trồng khỏi các tác nhân gây bệnh như sâu bọ, nấm bệnh, dịch hại,… Tuy nhiên bà con cần lưu ý lựa chọn biện pháp sinh học để vừa tiêu diệt được bệnh mà còn an toàn cho con người. Hôm nay VTC Holdings sẽ hướng dẫn bà con những biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.
Biện pháp sinh học bảo vệ thực vật là gì?
Biện pháp sinh học bảo vệ thực vật là biện pháp tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là thiên địch của dịch hại, phát triển nhằm góp phần tiêu diệt được dịch hại. Áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lí cũng như tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.
Sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các loại thuốc sinh học chỉ có tác dụng trừ dịch hại, không độc hại với các loại sinh vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường.
Các biện pháp sinh học bảo vệ thực vật
Sử dụng thiên địch
Thiên địch là những loài động vật có ích được sử dụng để diệt trừ các loài sinh vật gây hại nhằm bảo vệ mùa màng. Những loài thiên địch phổ biến mà ta thường thấy đó là: Chuồn chuồn, bọ rùa, bọ ngựa, chim sâu, cóc, cú, rắn, nhện, mèo, bọ xít, bọ cánh cứng, các loài côn trùng có ích khác,…
Để hạn chế việc dùng thuốc trừ sâu thì sử dụng những loài thiên địch này trong nông nghiệp là một trong những giải pháp sinh học được bà con ưa dùng nhằm giúp bảo vệ môi trường.
Hiện nay các loài này đang được sử dụng nhiều trong sản xuất. Đặc biệt là ở trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ. Trong mỗi hệ sinh thái nông nghiệp sẽ chứa những nhóm khác nhau. Chúng thường ăn hoặc gây hại cho các loài sâu bọ gây hại cây trồng, giúp hạn chế sự phát triển của quần thể dịch hại.
Chăm sóc cây trồng
Bà con cần phải thường xuyên quan tâm và chăm sóc cây trồng bởi vì chỉ cần lơ là thì các ổ sâu bệnh có thể lan ra cả vườn nhà. Do đó ta phải thường xuyên thăm vườn cây để phát hiện và có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời.
Cây trồng cũng giống như con người, chăm sóc, bón phân, ánh sáng đầy đủ sẽ giúp cây tăng cường sức đề kháng, mầm bệnh không xâm nhập được. Chính vì vậy bà con cần thực hiện những biện pháp sau:
- Đất canh tác cần được vệ sinh thường xuyên nhằm tiêu diệt mầm mống và nơi ẩn trú của sâu bệnh hại cây trồng.
- Gieo giống cây trồng tránh những thời điểm sâu bệnh phát triển mạnh.
- Tăng cường bón phân sao cho hợp lý và chăm sóc cẩn thận các cây trồng để tăng khả năng chống sâu bệnh.
- Thay phiên trồng nhiều loại cây trồng khác nhau nhằm giảm được sự thích ứng của sâu bệnh.
- Lựa chọn những giống cây trồng có khả năng chống được sâu bệnh.
Lựa chọn thời gian gieo trồng hợp lý
Thời vụ gieo trồng hợp lý ở mỗi khu vực đều thường dựa vào những yếu tố như thời tiết, khí hậu, đặc điểm nảy sinh của các mầm sâu bệnh, tập quán, kinh nghiệm trồng trọt của bà con nông dân tại chính khu vực đó.
Đây cũng là cách tạo ra sự lệch pha và tình trạng mất cân bằng đối với sự phát triển của các loài sâu bệnh, làm giảm thiểu được mức độ gây ô nhiễm cho môi trường sinh thái. Nếu biết cách bố trí hợp lý thời vụ gieo trồng thì sẽ tạo thêm điều kiện nhằm sử dụng được tốt tài nguyên khí tượng thuỷ văn, phân bố lao động phù hợp theo thời gian, và khai thác tốt tiềm năng đất đai.
Lựa chọn giống cây trồng phù hợp
Khi lựa chọn cây trồng thì bà con nên xem xét giống cây trồng ấy có thích nghi được tốt với điều kiện tự nhiên và khí hậu ở khu vực của mình hay không? Mỗi loại cây trồng chỉ có thể phát triển tốt và cho năng suất tốt nhất khi được trồng ở nơi có điều kiện tự nhiên nhất định và phù hợp. Do đó, khả năng thích nghi được với điều kiện khu vực và khí hậu là yếu tố nên được lưu ý đầu tiên khi lựa chọn giống cây trồng.
Cây giống khỏe mạnh là cây có khả năng chống chịu được sâu bệnh cũng như phát triển tốt. Đây là tiêu chí thứ 2 để bà con lựa chọn giống cây trồng. Cho dù là cây giống cây trồng nông nghiệp hay công nghiệp hay cây ăn quả, cây lấy gỗ, … thì chúng đều cần phải đảm bảo các tiêu chí khỏe mạnh.
Nếu giống cây trồng không khỏe mạnh sẽ không thích nghi được với môi trường mới, không tăng trưởng nhanh được cho dù có sử dụng nhiều loại phân bón. Như thế sẽ làm tăng chi phí cũng như không mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn.
Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học
Để có thể tiêu diệt được dịch hại cũng như an toàn cho môi trường, dần dần bà con nông dân thay thế thuốc trừ sâu hóa học chuyển sang dùng các loại trừ sâu sinh học. Không chỉ đảm bảo được môi trường và còn toàn đối với người sử dụng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc trừ sâu sinh học mà bà con có thể lựa chọn để sử dụng cho cây trồng của mình.
Chẳng hạn như các sản phẩm thuốc trừ sâu bệnh của VTC Holdings. Được chiết xuất 100% nguyên liệu từ dịch ớt. Sản phẩm thuốc trừ sâu nhưng hoàn toàn không độc hại với vật thể được sử dụng với môi trường và với người lao động trực tiếp hay gián tiếp sử dụng.
Kết luận
Tóm lại việc sử dụng các biện pháp sinh học bảo vệ thực vật là điều mà bà con nên làm. Vừa diệt trừ được sâu bệnh, an toàn cho môi trường và người dùng. Mà còn làm tăng năng suất và phẩm chất cây trồng. Qua bài viết trên hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích mà bà con có thể áp dụng lên cây trồng của mình.
Các câu hỏi thường gặp
Biện pháp sinh học bảo vệ thực vật là gì?
Biện pháp sinh học bảo vệ thực vật là biện pháp tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là thiên địch của dịch hại, phát triển nhằm góp phần tiêu diệt được dịch hại. Áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lí cũng như tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.
Các biện pháp sinh học bảo vệ thực vật?
-Sử dụng thiên địch
-Chăm sóc cây trồng
-Lựa chọn thời gian gieo trồng hợp lý
-Lựa chọn giống cây trồng phù hợp
-Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học
Sử dụng thiên địch là gì?
Thiên địch là những loài động vật có ích được sử dụng để diệt trừ các loài sinh vật gây hại nhằm bảo vệ mùa màng. Những loài thiên địch phổ biến mà ta thường thấy đó là: Chuồn chuồn, bọ rùa, bọ ngựa, chim sâu, cóc, cú, rắn, nhện, mèo, bọ xít, bọ cánh cứng, các loài côn trùng có ích khác,…
Bài viết liên quan: