Dứa là loại cây mang lại kinh tế cao nên được bà con nông dân lựa chọn trồng. Không chỉ thế chúng còn mang lại khá nhiều công dụng và lợi ích. Mặc dù khá dễ trồng nhưng nếu bà con không trồng đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây. Bài viết dưới đây VTC Holdings sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng dứa khóm đúng cách và hiệu quả.
Thời gian trồng dứa
Thời gian trồng dứa hay khóm của mỗi vùng sẽ phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết bởi có liên quan đến chất lượng của chồi giống và thời gian ra hoa. Cụ thể như:
- Ở miền Bắc thường trồng vào vụ xuân (tháng 3 đến tháng 4) và vụ thu (tháng 8 đến tháng 9).
- Ở miền Trung: Thời vụ trồng dứa thích hợp nhất là tháng 4 đến 5 và tháng 10 đến11.
- Ở miền Nam nên trồng vào đầu mùa mưa, từ tháng 4 đến 6.
Đất trồng dứa
Nếu muốn có năng suất cao thì đất trồng cần có tầng mặt xốp, nhiều mùn cũng như chất dinh dưỡng bởi vì dứa là loại cây có rễ khá yếu và ăn nông. Ngoài ra, đất cũng cần phải có khả năng thoát nước tốt nhất là vào mùa mưa. Tóm lại, đất trồng dứa cần phải đảm bảo được 2 yếu tố: tơi xốp và thoát nước tốt.
Độ pH đất tốt nhất để trồng dứa sẽ rơi vào khoảng pH từ 4.5 đến 5. Cây khóm sẽ thích hợp hơn với đất chua. Các giống dứa thơm vẫn có sinh trưởng và phát triển tốt ngay cả trên loại đất phèn có độ pH bằng hoặc dưới 4.
Mật độ trồng và cách trồng dứa
Để việc đi lại cũng như chăm sóc và thu hoạch dứa được thuận lợi, bà con nên trồng dứa dọc theo hàng kép. Mật độ trồng thích hợp nhất là khoảng 60000 chồi trên 1 ha và trồng thành hàng kép 4.
Khoảng cách cây cách cây ở trên hàng là 30cm, khoảng cách giữa hai hàng đơn với nhau là 35 cm và khoảng cách giữa hai hàng sông là khoảng 95cm. Với các giống dứa có khả năng sinh trưởng và phát triển khỏe, thì bà con có thể trồng với mật độ thấp hơn.
Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thì người ta thường trồng thao từng líp nên sẽ không chia thành từng bằng mà trồng khoảng cách cây đều nhau, khoảng từ 50 đến 60 cm, và mật độ 20.000-30.000 cây/ha.
Dứa thường được trồng bằng chồi, bà con đào hố sâu khoảng 15 cm, sau đó bón lót, lấp phân, không để cho chồi dứa tiếp xúc trực tiếp với phân bón, nõn dứa cần phải cao hơn mặt đất, nén chặt đất để cho cây đứng vững…
Cách chăm sóc dứa
Tưới nước
Tưới nước và giữ ẩm cho cây dứa là một trong những khâu khá quan trọng trong cách để chăm sóc cây dứa. Mặc dù dứa là cây chịu hạn khá tốt, thích ứng tốt ở các vùng đất khô cằn hay đất dốc nhưng chúng cũng rất cần nước để phát triển cũng như cho năng suất cao.
Ở các tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long đất thấp trồng dứa trên từng líp có mương. Nên việc tưới nước cho dứa cũng khá thuận lợi.
Bà con có thể dùng nước mương để tưới cho dứa nhằm làm ẩm được chân đất. Nên vào các tháng mùa khô, bà con chỉ cần tưới từ 3 đến 5 lần là đủ.
Biện pháp phủ đất trên ruộng dứa không chỉ có tác dụng để giữ ẩm cho đất ở trong mùa khô. Mà còn là cách để làm chống ngập úng, chống xói mòn cho đất trồng dứa vào mùa mưa, hạn chế được cỏ mọc. Bà con dùng màng phủ nilon màu đen phủ lên đất ở giữa 2 hàng dứa. Ngoài ra, bà con cũng có thể dùng rơm, hay cỏ để phủ cung cấp thêm chất mùn cho đất.
Tỉa chồi cho dứa
Trong kĩ thuật chăm sóc cây dứa để đạt được năng suất cao. Thì không thể bỏ qua những khâu tỉa chồi cho cây dứa. Đặc biệt với 2 loại dứa Queen và dứa Spanish thì thường ra nhiều chồi, cũng như hút chất dinh dưỡng của quả.
Bà con cần thực hiện tỉa cũng như cắt bớt những chồi ngọn và chồi cuống. Đối với cuống, thì dùng tay hoặc dao tách nhẹ ra khỏi cuống từ trên xuống dưới. Với chồi non nếu bà con bẻ trực tiếp có thể sẽ làm ảnh hưởng đến quả, và gây ra những vết thương dễ làm thối quả dứa.
Bón phân cho cây dứa
Bón lót: Bà con nên bón lót cho dứa khi trồng ở vụ đầu hoặc sau mỗi vụ thu hoạch dứa. Nên dùng phân bón hữu cơ hoặc phân chuồng cùng với vôi bột.
Bón thúc: Có thể bón thúc 3 lần/năm vào những năm đầu, giữa và cuối mùa mưa. Ngoài ra, cũng có thể bón phân một lần sau khi dứa nở hoa để nuôi quả. Xới nông ở 2 bên hàng kép cách gốc từ 15 đến 20 cm, rồi rải phân sau đó lấp đất lại. Rải phân xong bà con nên tưới nước ngay. Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cây, nhất là phân kali và các chất vi lượng khác.
Thu hoạch
Từ khi dứa ra hoa đến lúc thu hoạch được trung bình khoảng từ 4 đến 5 tháng. Dứa thường chín rất nhanh và tập trung. Nên lúc quy hoạch diện tích trồng dứa thành từng vùng và từng đợt để dứa ra hoa ở những thời điểm khác nhau nhằm rải vụ thu hoạch. Khi quả có màu xanh nhạt và một vài mắt nằm ở gần cuống có màu vàng là thời gian thu hoạch tốt nhất.
Kết luận
Tóm lại, để cho ra một quả dứa ngon ngọt và mọng nước. hì cần trải qua nhiều công đoạn và yêu cầu những kỹ thuật quan trọng. Bà con cần thường xuyên theo dõi để nắm được tình hình ruộng dứa của mình. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bà con biết được kỹ thuật trồng dứa khóm hiệu quả mà lại cho năng suất cao.
Các câu hỏi thường gặp
Thời gian nào trồng dứa thích hợp nhất?
Ở miền Bắc thường trồng vào tháng 3 đến tháng 4 hoặc tháng 8 đến tháng 9. Ở miền Trung: thích hợp nhất là tháng 4 đến 5 và tháng 10 đến11. Ở miền Nam nên trồng vào đầu tháng 4 đến 6.
Độ pH trong đất trồng dứa bao nhiêu thì phù hợp?
Độ pH đất tốt nhất để trồng dứa sẽ rơi vào khoảng pH từ 4.5 đến 5. Bởi vì chúng sẽ thích hợp hơn với đất chua.
Làm sao để chăm sóc cây dứa hiệu quả?
-Tưới nước
-Tỉa chồi cho dứa
-Nhổ cỏ dại
-Bón phân
Bài viết liên quan: