Bệnh đốm vằn là một trong những loại bệnh khá phổ biến trên ở cây lúa. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới năng xuất của lúa gạo khi thu hoạch. Bài viết dưới đây VTC Holdings sẽ nói rõ hơn cho bà con về bệnh đốm vằn và cách điều trị của nó.
Bệnh khô vằn trên lúa là gì?
Bệnh khô vằn hay còn gọi là bệnh đốm vằn, có tên khoa học là Rhizoctonia solani. Là bệnh phổ biến gây hại trên cây lúa vào trong thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng, trổ chín.
Triệu chứng của bệnh
Bệnh đốm vằn gây hại chủ yếu ở bẹ lá, trên phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá nằm sát mặt nước hoặc những bẹ già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên.
Các vết bệnh ở bẹ lá lúc đầu là những vết đốm có hình bầu dục màu lục tối hoặc màu xám nhạt, sau đó lan rộng ra thành dạng vết vằn như da beo, có hình dạng đám mây. Khi cây lúa bệnh nặng, cả phần bẹ và phần lá phía trên đều bị chết lụi.
Tương tự như bẹ lá các vết bệnh ở lá, thường lan rộng ra rất nhanh và chiếm hết cả bề rộng của phiến lá tạo ra từng mảng như vân mây hoặc dạng vết vằn da beo.
Vết bệnh ở cổ bông thường là những vết kéo dài bao quanh cổ bông lúa, hai đầu vết bệnh sẽ có màu xám từ đó loang ra, còn phần giữa vết bệnh màu lục sẫm sẽ co tóp lại.
Trên vết bệnh đốm vằn ở những vị trí gây hại đều xuất hiện các hạch nấm màu nâu, có hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục nằm rải rác hoặc từng đám nhỏ trên vết bệnh. Những hạch nấm này rất dễ dàng rơi ra khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước ruộng.
Nguyên nhân bệnh khô vằn
Bệnh khô vằn phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm cao. Nhiệt độ thích hợp khoảng 24 – 32 độ C và ẩm. Cùng với lượng mưa cao sẽ tạo kiều điện phát sinh bệnh với tốc độ lây lan nhanh.
Ở thời kỳ đầu từ cây mạ đến đẻ nhánh có mức độ phát triển bệnh ít. Giai đoạn làm đòng hay trổ đến chín sáp là thời kỳ nhiễm bệnh nặng.
Sự phát triển của bệnh đều liên quan nhiều tới chế độ nước trên ruộng và chế độ phân bón. Bón phân đạm quá nhiều, bón đạm lai rai, bón thúc đòng muộn bệnh sẽ phát sinh phát triển mạnh hơn. Bón phân kali có tác dụng giảm mức độ nhiễm bệnh của cây.
Cách trị bệnh khô vằn hại lúa
Vệ sinh đồng ruộng
Bệnh đốm vằn lan từ vụ này sang vụ kia thông qua nguồn bệnh đã nằm sẵn trong tàn dư của cây lúa mắc bệnh ở vụ trước. Nếu muốn hạn chế bệnh cho vụ sau thì cần phải cắt dứt mối liên kết của bệnh từ vụ trước truyền qua vụ sau. Bằng cách nên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, thu gom kỹ càng tàn dư rơm rạ, lúa chét của vụ trước, cũng như cỏ dại trên ruộng và xung quanh bờ đem ra khỏi ruộng hoặc chất đống để đốt. Cày ruộng kỹ để chôn vùi bớt các hạch nấm trên ruộng.
Khi lấy nước thì cũng cần đề phòng những nguồn nước chảy qua các ruộng từng bị đốm vằn nặng, và cần loại những tàn dư trôi theo dòng nước, chẳng hạn như lục bình.
Mật độ sạ cấy lúa
Những ruộng được gieo sạ quá dày đặc mà lại được bón nhiều phân đạm. Để hạn chế bệnh nên gieo sạ từ 100-120 kg lúa giống/ha.
Phân bón
Không nên bón quá nhiều phân đạm, mà phải bón cân đối giữa các loại đạm, lân và kali. Không để cho cây lúa bị tốt lốp. Không nên tập trung nhiều phân đạm để bón thúc đòng đòng vào giai đoạn cuối đẻ nhánh tạo cho cây lúa tốt lốp. Vào giai đoạn sau đó sẽ làm cho bệnh phát triển gây hại mạnh.
Điều tiết mực nước ruộng
Cho phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây, phải đảm bảo cho cây lúa khoẻ, có sức chống đỡ với bệnh đốm vằn. Nếu bệnh có chiều hướng phát triển mạnh thì phải rút cạn nước trên đồng ruộng sau đó phun thuốc phòng trừ bệnh kịp thời.
Dùng thuốc Sinh học
Khi bệnh đã phát sinh mạnh và đang có chiều hướng phát triển thì phải dùng thuốc phun xịt ngay. Có thể sử dụng thuốc VTC VACIN 1 của VTC Holdings được sản xuất từ nguồn nguyên liệu 100% hữu cơ là dịch ớt. Ngoài việc trị bệnh đốm vằn thì sản phẩm này cũng có thể điều trị được Bệnh cháy bìa lá lúa.
Hướng dẫn sử dụng:
- Phòng ngừa: Pha 50ml – 100ml VTC VACIN 1 với 20 lít nước phun và tưới gốc.
- Đặc trị: Pha 100ml VTC VACIN 1 với 20 lít phun và tưới gốc. Lặp lại 2 -3 lần, mỗi lần cách nhau 2 – 4 ngày.
Trước khi dùng thuốc bà con cần đọc kỹ hướng dẫn liều lượng sử dụng có in trên nhãn. Và nhớ đưa vòi xịt xuống phần dưới của cây lúa để thuốc tiếp xúc trực tiếp với bệnh được tốt hơn.
Kết luận
Tóm lại, bệnh đốm vằn hại lúa là một trong những bệnh nguy hiểm trên cây lúa. Bà con cần theo dõi ruộng lúa thường xuyên nếu xảy ra bệnh thì có thể kịp thời điều trị. Hy vọng những thông tin mà VTC Holdings cung cấp là những thông tin hữu ích cho bà con.
Câu hỏi thường gặp
Bệnh đốm vằn là gì?
Bệnh đốm vằn hay còn gọi là bệnh khô vằn, có tên khoa học là Rhizoctonia solani. Là bệnh phổ biến gây hại trên cây lúa vào trong thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng, trổ chín. Đây là bệnh có khả năng phát sinh, và gây hại trên nhiều vùng canh tác sản xuất, các vụ mùa cũng như trên nhiều giống lúa khác nhau. Nếu như chúng ta không có biện pháp quản lý thích hợp sẽ ảnh hưởng đến năng suất của lúa
Làm cách nào để trị bệnh đốm vằn?
-Vệ sinh đồng ruộng
-Mật độ sạ cấy lúa
-Phân bón
-Điều tiết mực nước ruộng
-Dùng thuốc sinh học
Bài viết liên quan: