Ngày nay, nền nông nghiệp trồng trọt nước ta đang đi vào mức độ thâm canh cao nên việc sử dụng càng ngày càng nhiều phân bón hóa học. Thuốc bảo vệ thực vật với mục đích khai quật tối đa công suất cây trồng. Chính vì vậy đã khiến cho đất càng ngày càng thoái hóa, mất dinh dưỡng, mất cân đối hệ sinh thái xanh trong đất, hệ vi sinh vật ở trong đất bị hủy diệt,… Bài viết dưới đây VTC Holdings sẽ nói rõ cho bà con biết chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là gì? Và ứng dụng cho cây trồng như thế nào?
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là gì?
Chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng là những chế phẩm được sản xuất từ nguyên liệu chính là các loài vi sinh vật gây bệnh cho sâu hại. Mà bản thân sâu hại cũng mắc các bệnh tật. Nguyên nhân mắc bệnh do nhiều yếu tố khí hậu cũng như do các loài vi sinh vật gây ra bệnh cho sâu. Dựa vào những điều này, người ta sẽ sử dụng các loài vi sinh vật gây hại cho sâu làm nguyên liệu chính để sản xuất ra các chế phẩm sinh học.
Một số loại chế phẩm sinh học
Chế phẩm có nguồn gốc thảo mộc
Là những chất diệt trừ sâu bệnh có trong thực vật. Những chất này có hiệu lực trừ sâu, bệnh dịch hại, phân giải nhanh chóng ngoài môi trường, và ít gây độc đối với người và động vật máu nóng khi tiếp xúc.
Chế phẩm có nguồn gốc vi sinh
Thuốc trừ sâu vi sinh BT (Bacciluss Thuringiensis var.) nằm trong nhóm trừ sâu sinh học. Có nguồn gốc từ vi khuẩn, phổ diệt sâu rộng và hiệu quả đối với các loại sâu như sâu tơ, sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu xanh, sâu ăn tạp… Sâu khi ăn phải thuốc sẽ lập tức ngừng ăn sau vài giờ và chết sau 1-3 ngày.
Chế phẩm có nguồn gốc từ nấm
Diệt trừ được các loại sâu như sâu vẽ bùa, sâu xanh, nhện, sâu tơ, bọ trĩ, bọ phấn. Đây là nhóm thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc từ kháng sinh đặc trị các bệnh đốm vằn trên lúa, bệnh chết rạp cây con trên cà chua, bệnh nấm hồng trên cao su, khoai tây, thuốc lá, bông vải…
Chế phẩm có nguồn gốc virus
Tiêu biểu là nhóm sản phẩm được chiết xuất từ virus Nucleopolyhedrosisvirus (NPV). Đây là loại virus có đặc tính rất chuyên biệt, chỉ lây nhiễm và tiêu diệt loại sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) rất hiệu quả đối với một số cây trồng như bông, đậu đỗ, ngô, hành, nho…
Vai trò của chế phẩm sinh học
- Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người, vật nuôi và cây trồng. Không gây ô nhiễm đến môi trường sinh thái
- Chế phẩm sinh học có tác dụng giúp cân bằng hệ sinh thái ( các vi sinh vật, dinh dưỡng…) trong môi trường đất nói riêng cũng như môi trường nói chung.
- Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại đến kết cấu đất. Không làm chai đất trồng, thoái hóa đất mà còn góp phần làm tăng độ phì nhiêu của đất.
- Có tác dụng đồng hóa được các chất dinh dưỡng. Góp phần làm tăng năng suất và chất lượng nông sản.
- Có tác dụng tiêu diệt các loại côn trùng gây hại, giảm thiểu được bệnh hại. Tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng. Mà không gây ảnh hưởng đến môi trường như các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ hóa học khác.
- Có khả năng làm phân hủy, chuyển hóa được các chất hữu cơ bền vững, các phế thải từ sinh học, phế thải trong nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm môi trường thêm xanh sạch.
Ứng dụng của chế phẩm sinh học
Ứng dụng chế phẩm sinh học cải tạo đất, xử lý phế thải
Trong các chế phẩm sinh học cải tạo đất, nhóm vi sinh vật cũng được ứng dụng để cải tạo đất bị ô nhiễm. Do các kim loại nặng và sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật hữu cơ.
Các vi sinh vật trong chế phẩm sinh học thường sống ở những vùng rễ cây có khả năng sản sinh ra các axit hữu cơ. Và tạo phức đối với các kim loại nặng hoặc kim loại gây độc hại với cây trồng (nhôm, sắt…). Một số vi sinh vật khác trong chế phẩm sinh học sẽ có khả năng phân hủy các hợp chất hóa học có nguồn gốc hữu cơ.
Những vi sinh vật trong chế phẩm sinh học có tác dụng phân giải hoặc chuyển hóa những chất gây độc hại trong đất, qua đó tạo lại cho đất sức sống mới. Ngoài ra, những vi sinh vật sử dụng trong chế phẩm sinh học còn có khả năng phân hủy các chất phế thải hữu cơ, cung ứng dinh dưỡng cho cây cối, cùng theo đó giúp cây tăng khả năng kháng bệnh do những tác nhân trong đất gây ra.
Các vi sinh vật trong chế phẩm sinh học thường được dùng trong việc cải tạo đất thoái hóa, đất có vấn đề do ô nhiễm và được ứng dụng nhiều như nấm rễ nội cộng sinh (VAM – Vacular Abuscular Mycorhiza) và vi khuẩn Pseudomonas.
Ứng dụng xử lý các chế phẩm nông nghiệp
Chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma ngoài việc có tác dụng sản xuất phân bón hữu cơ sinh học. Hay sử dụng như một loại thuốc bảo vệ thực vật thì còn có tác dụng để xử lý ủ phân chuồng, phân gia súc và gia cầm, vỏ cà phê, chất thải hữu cơ như rơm, rạ và rác thải hữu cơ rất hiệu quả.
Bà con nông dân lại tận dụng được nguồn phân có sẵn tại nhà, vừa đáp ứng được nhu cầu ứng dụng làm tăng khả năng kháng được bệnh cho cây trồng do tác dụng của nấm đối kháng Trichoderma được chứa trong trong phân.
Kết luận
Tóm lại, các chế phẩm sinh học đã góp phần to lớn trong việc tăng năng suất của cây trồng và bảo vệ được môi trường sinh thái. Khuyến khích bà con sử dụng các chế phẩm sinh học thay vì sử dụng các loại thuốc từ hóa học. Bởi vì chúng sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến môi trường. Hy vọng bài viết trên đã giúp bà con hiểu được chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là gì. Cũng như cách ứng dụng vào trong cây trồng.
Các câu hỏi thường gặp
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là gì?
Chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng là những chế phẩm được sản xuất từ nguyên liệu chính là các loài vi sinh vật gây bệnh cho sâu hại. Mà bản thân sâu hại cũng mắc các bệnh tật. Nguyên nhân mắc bệnh do nhiều yếu tố khí hậu cũng như do các loài vi sinh vật gây ra bệnh cho sâu. Dựa vào những điều này, người ta sẽ sử dụng các loài vi sinh vật gây hại cho sâu làm nguyên liệu chính để sản xuất ra các chế phẩm sinh học.
Chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ đâu?
Chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ thảo mộc, nguồn gốc vi sinh, nguồn gốc từ nấm và nguồn gốc từ virus
Bài viết liên quan: