Trồng cây cảnh giúp cho không gian sống của bạn thêm sinh động và tươi mới, không cảm thấy ngột ngạt khi sống trong ngôi nhà của bạn. Thoạt nhìn trồng cây trong chậu khá dễ dàng, nhưng bạn cũng cần phải lưu ý một vài kỹ thuật giúp cho cây cảnh của bạn sống sót.
Trong suốt quá trình sinh trưởng từ khi gieo hạt cho đến khi phát triển được ổn định, thì cây trồng sẽ có ảnh hưởng từ những yếu tố tự nhiên và con người như đất, ánh sáng, nước, khí trời và bàn tay chăm sóc của những người trồng.
Đối với cây trồng ở trong chậu, những yếu tố này luôn đóng vai trò rất quan trọng. Bài viết dưới đây VTCHoldings sẽ hướng dẫn bạn các bước trồng cây trong chậu đúng kỹ thuật tại nhà.
Chọn chậu
Với hầu hết những loại cây trồng trong chậu, chúng cần phải được trồng vào những chậu có lỗ thoát nước để hạn chế được việc thối rễ do lượng nước dư thừa. Ngoài ra, nếu bạn đặt cây ở trong nhà, thì bạn cần bổ sung thêm đế lót để tránh việc nước tưới chảy ra sàn nhà.
Chất liệu chậu cũng là yếu tố rất quan trọng cần phải cân nhắc. Bỏ qua các yếu tố thẩm mỹ, sẽ có những loại chậu có chất liệu và đặc tính tốt hơn.
Chẳng hạn như, loại chậu đất nung thì hơi nước sẽ thoát qua thành chậu nên chậu có độ thông thoáng cao. Đây là loại chậu được nhiều người sử dụng để trồng cây. Tuy nhiên, nhược điểm của loại chậu này là khá nặng và dễ bị ố.
Bên cạnh đó, chậu nhựa là một lựa chọn phổ biến nhất cùng với ưu điểm nhẹ dễ dàng di chuyển theo ý thích và dễ dàng đục thêm lỗ để thoát nước nếu cần. Một số loại chậu khác cũng thường được sử dụng nhiều như chậu composite, chậu gỗ hay chậu gốm,..
Che bớt lỗ thoát nước
Dùng một tấm lưới nhỏ hoặc một viên sỏi lớn hơn lỗ thoát nước đặt ngay vào trong lỗ. Việc làm này sẽ giúp cho nước chảy đi nhưng vẫn không làm rơi đất ra bên ngoài.
Sau đó, cho thêm vào một lớp sỏi hay lớp đất nung ở dưới đáy của chậu, lớp này sẽ giúp cho việc thoát nước trong chậu diễn ra tốt hơn. Sau này, rễ sẽ có thêm nhiều không gian để phát triển một cách mạnh mẽ hơn.
Đất trồng
Hiện nay trên thị trường đã có một số loại đất sạch đóng túi sẵn, nhằm phục vụ cho nhu cầu trồng rau trong nhà. Bạn nên lựa chọn loại đất phù sa thịt hay loại đất thịt là tốt nhất.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể pha trộn thêm nhiều nguyên liệu khác như: Trấu, phân trùn quế, than mùn cưa… Đây đều được coi là những yếu tố nhằm góp phần tạo độ tơi xốp cho đất và là cách nhằm cung cấp những chất dinh dưỡng cho đất trồng.
Cách trộn cũng như ủ đều cần phải tuân thủ theo đúng với tỉ lệ, tránh cho việc đất sẽ thừa chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và sự phát triển của cây trồng. Tỉ lệ pha trộn tốt nhất nên từ 60 – 70%, phần đất nên cách phần miệng thùng khoảng 5cm.
Trồng cây
Sau khi đã hoàn thành xong 2 bước trên. Tiếp theo, bạn chỉ cần gieo hạt hoặc trồng cây vào rồi sau đó lấp đất lại. Để cho hạt nảy mầm nhanh và đều, thì chậu chứa hạt gieo cần phải đặt ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp vào và đảm bảo được độ ẩm phù hợp.
Mẹo nhỏ là bạn chỉ nên lấp đất vào cách miệng chậu khoảng 1-2cm để có thể dễ dàng cho việc tưới nước cũng như bón phân sau này.
Cách chăm sóc
Tưới nước
Mùa nắng nên tưới mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát. Vào mùa mưa sẽ tùy theo thời tiết mà bạn nên tưới hay tránh tưới nhiều nước vì sẽ làm cây còi cọc và không phát triển tốt được. Đối với những cây còn nhỏ thì khi gặp trời mưa bạn cần che chắn tránh để úng nước.
Bón phân
Thông thường, nếu bạn sử dụng các loại đất trộn sẵn, thì cây sẽ có đầy đủ dinh dưỡng mà không cần phải bón thêm gì từ 3 đến 4 tháng. Sau một thời gian, thì bạn mới bắt đầu bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Có nhiều loại phân bón mà bạn có thể bón cho cây như:
- Phân bón dạng mùn: là một loại phân bón truyền thống thường được dùng phổ biến nhất. Chúng cũng có thể là phân chuồng các loại như phân dê, phân bò, phân gà, phân trùn quế,.. Tuy nhiên, nếu bạn dùng để trồng cây trong nhà, thì bạn bạn nên chọn các loại phân không gây mùi chất lượng cao như loại phân bón hữu cơ organic sẽ cung cấp đầy đủ chất cho cây.
- Phân bón dạng lỏng: là một loại phân bón tiện dụng và được ưa chuộng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hòa tan giúp cho cây hấp thụ nhanh nhất.
- Phân bón dạng viên tan chậm: thường là những loại phân bón NPK. Có đặc tính là dễ dàng sử dụng nhưng lại cung cấp ít dưỡng chất. Tuy nhiên, cần kiểm soát liều lượng phân vì nếu bón quá nhiều sẽ gây cháy cây làm cây bị chết.
Phòng ngừa sâu bệnh
Rệp sáp
- Nguyên nhân: do cây tiếp xúc với những cây khác bị bệnh, gió, hoặc do kiến tha đến nuôi để chích lấy dịch ở trong cơ thể rệp sáp.
- Phòng trừ: Cây bị bệnh nhẹ thì nên lấy khăn ướt lau, sau đó dùng vòi xịt để cho rệp trôi đi. Nếu cây bị bệnh nặng thì cần cắt tỉa các cành nào bị nhiều rệp bám vào. Sau đó phun thuốc diệt trừ rệp theo hướng dẫn trên bao bì. Bên cạnh đó, cần diệt ngay các đàn kiến nếu thấy chúng xuất hiện ở trên cây hoặc gần đó.
Các loại sâu ăn lá
- Nếu mật độ ít thì nên bắt tay.
- Nếu nhiều sâu thì nên xịt những loại thuốc như lục diệp trừ sâu, khuyến khích sử dụng các loại thuốc trừ sâu hữu cơ để vừa diệt được sâu bệnh mà còn đảm bảo an toàn. Nên xịt vào lúc sáng sớm hoặc vào chiều mát, do ban ngày vào trời nắng sâu sẽ núp đi.
Nấm bệnh
- Nguyên nhân: tùy thuộc vào thời tiết thay đổi, độ ẩm cao, hay trời nắng nóng hoặc mật độ cây quá dày cũng dễ bị nấm bệnh. Hay vào mùa mưa cây càng dễ bị nấm bệnh.
- Phòng trừ: duy trì mật độ trồng cây phù hợp, không được quá dày. Nên tỉa cành cho cây thoáng mát, thường xuyên cắt tỉa những cành lá bị úa.
Kết luận
Tóm lại, việc trồng cây cảnh trong chậu không hề khó nếu như bạn biết được các kỹ thuật trồng cũng như tìm hiểu đặc điểm của loại cây mà bạn muốn trồng. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm chăm sóc cây thường xuyên để giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn biết được kỹ thuật trồng cây cảnh trong chậu hiệu quả và đúng kỹ thuật.
Các câu hỏi thường gặp
Nên chọn loại chậu nào để trồng cây cảnh?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chậu, nhưng bạn nên lưu ý chọn những chậu có lỗ thoát nước để hạn chế được nước còn đọng lại gây ngập úng cây.
Vì sao cần che lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu?
Bởi vì khi che lỗ thoát nước sẽ giúp nước vẫn có thể thoát được mà không làm đất trong chậu rơi ra ngoài.
Những loại sâu bệnh nào có thể gây hại cho cây cảnh?
Các loại sâu bệnh có thể gây hại cho cây cảnh như: rệp sáp, các loại sâu ăn lá, hoặc nấm bệnh,...
Bài viết liên quan: